KisStartup

Ký kết hợp tác giữa KisStartup và Đại học Hồng Đức thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong trường đại học và hệ sinh thái khởi nghiệp

Tại chương trình đối thoại “Đổi mới sáng tạo mở trong Giảng viên – Sinh viên – Nhà trường: Tạo sóng đổi mới sáng tạo trong giáo dục”, nhằm tạo dựng và phát huy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST), tăng cường kết nối và chia sẻ các nguồn lực phát triển hệ sinh thái KNĐMST trong các cơ sở giáo dục đại học, chiều ngày 19/9/2022, Trường Đại học Hồng Đức phối hợp Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, Bộ KHCN, Bộ KHCN và Công ty cổ phần KisStarup tổ chức chương “Đổi mới sáng tạo mở trong Giảng viên – Sinh viên – Nhà trường: Tạo sóng đổi mới sáng tạo trong giáo dục”.

Trong khuôn khổ của chương trình, PGS.TS. Bùi Văn Dũng – Hiệu trưởng Nhà trường và bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh - Trưởng Làng Công nghệ ĐMST mở, Tập đoàn tại Techfest 2022, Nhà sáng lập và điều hành KisStartup đã ký kết biên bản hợp tác về xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.

Theo đó KisStartup sẽ cùng nhà trường phát triển MISP-HDU, xây dựng chương trình ươm tạo và tăng tốc thúc đẩy các giải pháp khởi nghiệp ĐMST giải quyết vấn đề cho các DN VVN và Siêu nhỏ tại Thanh Hóa , đồng thời đưa các giải pháp của startup phục vụ DN VVN và Siêu nhỏ về thử nghiệm và phát triển thị trường tại Thanh Hóa. 

KisStartup cũng cùng nhà trường thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu từ nhà trường thông qua chương trình ươm tạo RnD Việt Nam của KisStartup và nâng cao năng lực cho giảng viên, sinh viên nhà trường về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. 

Trường Đại học Hồng Đức với thế mạnh của mình là một trường đa ngành, nằm trong hệ sinh thái hơn 25 000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thanh Hóa sẽ có tiềm năng vươn lên thành một trung tâm đổi mới sáng tạo tại vùng Bắc Trung Bộ. 
Lễ ký kết được thực hiện dưới sự chứng kiến của ông Phạm Hồng Quất , Cục Trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ KH&CN và các thành phần khác trong hệ sinh thái khởi nghiệp. 

Tác giả: 
KisStartup

E-Learning - Học trực tuyến KNĐMST cùng KisStartup

Sau 06 năm liên tục đào tạo về Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho các dự án trong và ngoài trường đại học, đào tạo người đào tạo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho hàng trăm giảng viên tại các trường đại học, năm 2021 KisStartup bắt đầu thử nghiệm quy trình giảng dạy các khóa học trực tuyến. Sau những thành công và bài học rút ra khi thử nghiệm thì năm 2022, KisStartup chính thức mở Khóa Đào tạo trực tuyến về Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo thông qua các bài giảng trực tuyến trên nền tảng Thinkific.

Tại đây, người tham gia học sẽ có quyền lựa chọn các khóa phù hợp với khả năng và kiến thức cũng như kinh nghiệm của bản thân mình. 

40+ module này đi theo các bước của một dự án khởi nghiệp từ Lên ý tưởng - Kiểm chứng - Tăng trưởng với các nội dung xoay quanh: 

 - Đổi mới sáng tạo, tư duy thiết kế, khởi nghiệp tinh gọn

- Phát triển dự án khởi nghiệp sáng tạo

- Quản lý và đo lường tác động của dự án

- Bài học từ các case study (những casestudy độc quyền từ KisStartup)

Bạn sẽ được tiếp cận các Module cơ bản của Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với giá tương đương một tín chỉ tại trường đại học. 

Khóa học của KisStartup phù hợp với các bạn trẻ khởi nghiệp, các giảng viên, huấn luyện viên muốn tìm hiểu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các trường đại học mong muốn phổ biến kiến thức cho giảng viên, sinh viên về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. 

Mọi quan tâm xin vui lòng liên hệ hello@kisstartup.com hoặc 0982498095 (Zalo) để được hỗ trợ tốt nhất. 

Tác giả: 
KisStartup

Giới thiệu dự án StartupBMA

StartupBMA là dự án nằm trong KisUNI – thúc đẩy khởi nghiệp ĐMST trong trường đại học với mục tiêu giới thiệu và phân tích các mô hình kinh doanh sáng tạo trên thế giới với thị trường Việt Nam và giới thiệu các mô hình kinh doanh sáng tạo của Việt Nam ra thế giới thông qua phát triển:

  1. Đội ngũ có kiến thức về mô hình kinh doanh và ngôn ngữ đa dạng nhằm truyền tải những giá trị khác biệt và đa dạng
  2. Đội ngữ tiên phong trong mang tới cộng đồng những ý tưởng mới, giá trị mới để học hỏi và cùng phát triển 

StartupBMA mở ra với các hoạt động: 

  1. Đào tạo kiến thức chuyên môn về Phân tích mô hình kinh doanh
  2. Hỗ trợ tiếp cận các công cụ và phương pháp
  3. Kiểm soát chất lượng của các sản phẩm đầu ra
  4. Truyền thông và quảng bá
  5. Phát triển cộng đồng
  6. Xuất bản các ấn phẩm trực tuyến và ngoại tuyến

Với những hoạt động trên sản phẩm cúa StartupBMA ra đời sẽ bao gồm: 

  1. Hệ thống các bài phân tích các mô hình kinh doanh trên thế giới được đăng tải trên Blog
  2. Hệ thống các video clip giới thiệu các mô hình kinh doanh trên thế giới được đăng tải trên Youtube
  3. Hệ thống Từ điển thuật ngữ chuyên ngành bằng các thứ tiếng khác nhau liên quan đến KNST và các chuyên ngành sâu
  4. Xuất bản phẩm (sách, sách điện tử, tạp chí )

Để tham gia vào vào dự án StartupBMA, vui lòng liên hệ qua hòm thư hello@kisstartup.com

Để đặt mua trước các ấn phẩm của StartupBMA, vui lòng liên hệ qua hòm thư hello@kisstartup.com hoặc SĐT:  0982498095 để được hướng dẫn và hỗ trợ tốt nhất. 

 

Tác giả: 
KisStartup

Chính thức ra mắt Kênh thông tin chia sẻ CÀ PHÊ CÙNG KISSTARTUP

#CÀ_PHÊ_CÙNG_KISSTARTUP nằm trong chuỗi thông tin KisStartup và KisImpact muốn chia sẻ với mọi người về Khởi nghiệp sáng tạo tạo tác động (Impact startup) - Đầu tư tác động (Impact Investment) - Đầu tư qua Lăng kính giới (Gender Lens Investing) và những chủ để liên quan.

Tại đây chúng tôi mong muốn cùng bạn chia sẻ và trao đổi những kiến thức và kinh nghiệm mình biết để đem lại cho người đọc và người xem những kiến thức mới có thể bạn chưa hề nghe qua hoặc cùng bàn luận vì bạn đã nằm lòng rồi hoặc những định kiến chúng ta từng hiều sai về những thông tin và kiến thức này.

Một số chủ đề như: 

Đầu tư cho impact startup ở giai đoạn đầu đang diễn ra như nào?

Nhu cầu về vốn của impact startup hiện nay?

Giới thiệu về chương trình Beyond 2021 - Đầu tư xuyên biên giới và Đổi mới sáng tạo

Hãy cùng trao đổi với chúng tôi qua các chủ đề nhé.

 

Tác giả: 
KisStartup

CHƯƠNG TRÌNH Climate Angels Network (CAN)

CHƯƠNG TRÌNH Climate Angels Network (CAN) - Đầu tư trong khu vực Nam Á & Đông Nam Á MỞ ĐĂNG KÝ CHO CÁC DỰ ÁN LIÊN QUAN TỚI CÔNG NGHỆ KHÍ HẬU - CLIMATE TECH

- Cơ hội tham gia để gọi vốn đầu tư khu vực từ $200K- $1M

Climate Angels Network là chương trình nằm trong Climate Collective với mục tiêu hướng tới đầu tư cho các công ty/dự án công nghệ trong mảng Công nghệ khí hậu - Climate Tech.

Hiện nay chương trình đang mở đơn đăng ký cho các dự án với các tiêu chí:

#LĨNH_VỰC: các dự án/ giải pháp có công nghệ liên quan tới

- Năng lượng tái tạo

- Giải pháp tiết kiệm năng lượng

- Năng lượng sạch/ Phương tiện vận tải sử dụng năng lượng sạch (Clean Mobility)

- Giải pháp quản lý rác thải

Ngoài ra chương trình cũng mở với những dự án liên quan đến Carbon Tech, Ô nhiễm (Pollution), Dữ liệu SaaS+ (SaaS + Data),...

#GIAI_ĐOẠN: Các công ty/dự án đang ở giai đoạn đầu - mới tạo ra doanh thu hoặc sắp tạo ra doanh thu

#KHU_VỰC: Công ty/dự án phải có trụ sở hoặc thị trường chính nằm trong các quốc gia sau: Indonesia, Philippines, Việt Nam (Ưu tiên số 1) và Campuchia, Thái Lan (Ưu tiên số 1).

#NHU_CẦU_GỌI_VỐN: công ty/dự án có nhu cầu gọi vốn trong khoảng $200,000 USD - $1,000,000 USD

#TIMELINE_CHƯƠNG_TRÌNH:

- Pitch Readiness Program – Tuần đầu tháng 8 (diễn ra trong 4 tuần, mỗi tuần một lần)

- Investor Summit Southeast Asia – ngày 16-17 tháng 9 năm 2021

#HẠN_CHÓT_ĐĂNG_KÝ: 25.07.2021

#LINK_ĐĂNG_KÝ: http://climateangels.net/

Website: https://climatecollective.net/

Nếu bạn cần hỗ trợ: Là một đối tác trong chương trình, KisStartup sẵn sàng hỗ trợ để chia sẻ thông tin và giúp bạn tiếp cận chương trình. Mọi nhu cầu hỗ trợ xin liên hệ: hello@kisstartup.com

Tác giả: 
KisStartup

KisStartup - Tuyển dụng nhân sự 2021

KisStartup – LÃNH ĐẠO CHỦ ĐỘNG ĐỂ TRƯỞNG THÀNH (Proactive leaders to grow)

Là một công ty năng động và tinh gọn, hoạt động trong lĩnh vực Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo, KisStartup đang mở rộng hoạt động với nhiều dự án tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. KisStartup chào đón những tài năng trẻ mong muốn được trao quyền lãnh đạo và những cơ hội để Chủ động và Trưởng thành. Sau khi thử nghiệm ở vị trí thực tập sinh, bạn sẽ được trao quyền hoàn toàn để trở thành quản lý chương trình và chịu trách nhiệm cao nhất về dự án của mình. Ở KisStartup, chúng tôi không có quản lý cao nhất, chỉ có những đồng nghiệp sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và phản biện giúp bạn.

#VỊ_TRÍ_TUYỂN_DỤNG:
- Quản lý chương trình (02)
- Thực tập sinh (05)

#YÊU_CẦU_VỚI_VỊ_TRÍ_QUẢN_LÝ_CHƯƠNG_TRÌNH:
- Tiếng Anh tốt
- Dám chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng công việc, mở rộng đội ngũ và sự trưởng thành của nhân sự cấp dưới
- Không ngại học

#YÊU_CẦU_VỚI_VỊ_TRÍ_THỰC_TẬP_SINH
- Tiếng Anh tốt
- Dám chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng công việc
- Sẵn sàng tham gia công việc quản lý
- Không ngại học

  • Không yêu cầu:

- Kinh nghiệm làm việc
- Không cần chuyên ngành kinh tế

#BẠN_ĐƯỢC_GÌ?
- Thử, sai và học từ thất bại
- Sự phát triển của bạn song hành cùng sự phát triển của tổ chức
- Liên tục trau dồi bằng các khóa học nội bộ và các khóa học bên ngoài
- Chuẩn bị hành trang du học và phát triển ở những môi trường mới sau khi rời KisStartup (nếu bạn muốn)
- Thư giới thiệu xuất sắc với những bạn có thành tích làm việc xuất sắc
- Phát triển kỹ năng lãnh đạo và khả năng tạo ra những thay đổi tích cực

Bạn quan tâm đến gia nhập đội ngũ của chúng tôi, hãy tìm hiểu về KisStartup tại www.kisstartup.com và xem mình có thực sự quan tâm không. Nếu câu trả lời là có, hãy gửi giúp chúng tôi một email về hòm hello@kisstartup.com gồm:

  • Vị trí bạn muốn ứng tuyển, 
  • CV
  • Tại sao bạn muốn ứng tuyển? (không quá 200 từ) 
  • Ước mơ của bạn (không quá 200 từ)

Email gửi về hòm thư hello@kisstartup.com với tiêu đề ỨNG TUYỂN VÀO KISSTARTUP 2021 để chúng tôi không bị bỏ lỡ email của bạn.

Email của bạn sẽ được trả lời trong vòng 02 ngày, nếu chưa thấy chúng tôi trả lời email thì vui lòng liên hệ +84.982.498.095 (Ms. Mai) nhé.

Tác giả: 
KisStartup

ĐO LƯỜNG TÁC ĐỘNG DOANH NGHIỆP TẠO TÁC ĐỘNG

Tác giả: Tạ Hương Thảo

Theo báo cáo “Thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại Việt Nam” (2018), doanh nghiệp tạo tác động xã hội được định nghĩa là “một tổ chức ở đó hoạt động thương mại và cam kết tạo tác động tích cực lên xã hội/môi trường là hai nguyên lý trung tâm của chiến lược vận hành tổ chức. Việc cân bằng giữa mục tiêu xã hội/môi trường với mô hình thương mại cho phép loại hình tổ chức này có thể giải quyết các thách thức xã hội và môi trường một cách bền vững”. Hay nói ngắn gọn, doanh nghiệp tạo tác động xã hội = mô hình kinh doanh + tác động xã hội/môi trường.

Không khó để chứng minh tính khả thi của mô hình kinh doanh của doanh nghiệp tạo tác động xã hội khi hiện tại có khá nhiều công cụ, điển hình là Mô hình kinh doanh Canvas. Nhưng ở cấu phần còn lại – tác động - không ít doanh nghiệp hiện nay vẫn còn lúng túng khi không biết làm thế để xác định và đo lường tác động từ đó chứng mình với nhà tài trợ, nhà đầu tư, khách hàng doanh nghiệp tạo ra thay đổi gì, tác động tới ai, thay đổi đó diễn ra như thế nào, v.v.

Một trong hai công cụ phổ biến nhất và được chấp nhận nhiều nhất trên toàn thế giới chính là Lý thuyết thay đổi (Theory of Change – ToC). Xuất hiện vào những năm 1990s, Lý thuyết thay đổi được dung để mô hình hóa và đánh giá hiệu quả của những sáng kiến cộng đồng của Aspen Institute.

Trước hết để đo lường tác động cần hiểu tác động là gì?

Tác động là gì?

Theo khái niệm được đưa ra trong nghiên cứu trên, tác động được hiểu là những thay đổi tích cực lên xã hội/môi trường, tuy nhiên, người viết đồng tình với quan điểm rằng tác động “có thể tích cực hoặc tiêu cực, có chủ đích hoặc không có chủ đích”. Lí do người viết đồng tình với quan điểm này là bởi lẽ doanh nghiệp có thể tạo tác động tích cực tới nhóm đối tượng này nhưng có thể (không chủ đích) tạo tác động tiêu cực tới nhóm đối tượng khác. Xét tác động ở nhiều mặt giúp doanh nghiệp nhìn bức tranh tổng thể về rủi ro/thách thức mình có thể gặp phải từ đó đưa ra kế hoạch hoạt động hiệu quả.

Tại sao cần đo lường tác động?

Đo lường thứ gì đó luôn tốt hơn đo lường không gì cả

Clear Impact.Com

  • Lên kế hoạch: Như Mô hình kinh doanh giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc đo lường tác động giúp bạn biết những thứ bạn đang làm (phần kinh doanh) có đang giúp bạn đạt được mục tiêu tốt đẹp cho cộng đồng, xã hội, môi trường như ban đầu bạn đề ra hay không
  • Cải thiện & Triển khai: Như đã nói ở trên, việc đo lượng giúp bạn biết hoạt động nào đang làm tốt và hoạt động nào không từ đó bạn có thể tối đa hóa tác động bạn tạo ra.
  • Hợp tác: Nhìn vào hoạt động bạn đang làm và tác động của nó, bạn có thể xác định đối tác nào bạn nên làm việc cùng để cùng bạn đem lại tác động sâu rộng hơn.
  • Chứng minh: Làm thế nào bạn chứng minh bạn là nhân tố chính dẫn tới tác động xã hội/môi trường đó hay bạn chỉ là một mắt xích nhỏ? Việc đo lường giúp bạn việc này. Những bằng chứng này cũng quan trọng với nhà tài trợ hay nhà đầu tư đang quan tâm tới bạn.
  • Kể chuyện: Câu chuyện tạo tác động của bạn góp phần tạo nên sự khác biệt của bạn với đối thủ cạnh tranh. Một câu chuyện tạo tác động thuyết phục nên là một câu chuyện có bằng chứng để chứng minh cho những tác động bạn tạo ra. Bằng chứng đó không đâu khác chính là từ việc bạn đo lường tác động.

Đo lường như thế nào?

Phiên bản đơn giản của Lý thuyết thay đổi gồm 6 cấu phần chính:

  1. Vấn đề (Issue): Vấn đề xã hội/môi trường bạn đang giải quyết
  2. Hoạt động (Activity): Hoạt động cốt lõi của bạn giải quyết vấn đề và dẫn tới tác động xã hội/môi trường. Đôi khi một số doanh nghiệp hoạt động này là hoạt động kinh doanh (Ví dụ đào tạo cho người khuyết tật) nhưng một số lại không (ví dụ: sử dụng người lao động là người khuyết tật).
  3. Ai (People/Planet): Ai/cái gì chịu tác động/thay đổi bởi hoạt động của bạn
  4. Kết quả trực tiếp (Output): Kết quả trực tiếp tạo ra bởi hoạt động doanh nghiệp đang triển khai. Kết quả này thường là những con số và có thể đo lường được.
  5. Kết quả ngắn-trung-dài hạn (Outcome): Đây là những kết quả tạo ra từ kết quả phía trước.
  6. Tác động (Impact): mục tiêu cộng đồng/môi trường cuối cùng bạn hướng tới.

Phần quan trọng nhất của Lý thuyết thay đổi không nằm ở việc liệt kê 5 cấu phần trên mà nằm ở việc kiểm chứng mối liên kết giữa những cấu phần này. Hay nói cách khác, làm thế nào để bạn chứng minh được Hoạt động A dẫn tới Kết quả B và dẫn tới kết quả cuối cùng như bạn đưa ra. Công việc này là công việc khó khăn nhất, tốn nhiều thời gian nhất nhưng cũng thú vị nhất khi đo lường tác động bởi từ đây bạn có thể thấy rằng có những hoạt động bạn đang đầu tư nhiều công sức lại không hề dẫn tới kết quả như bạn mong muốn.

Vậy làm thế nào để bạn chứng minh được những mối liên kết này? Trước hết, bạn cần xác định chỉ số đo lường (chỉ số định lượng và định tính). Sau đó thu thập dữ liệu cho từng tiêu chí thông qua khảo sát qua điện thoại, khảo sát online, phỏng vấn 1-1, phỏng vấn nhóm, hay quan sát hành vi. Tùy thuộc vào chỉ số bạn muốn đo, bạn xác định phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả, chính xác.

Làm thế nào để tạo ra bản ToC hiệu quả?

Đến đây, bạn có thể phác thảo ra câu chuyện tạo tác động của bạn nhưng như vậy chưa đủ. Để có bản Lý thuyết thay đổi hiệu quả, bạn nên cân nhắc tới một số yếu tố dưới đây:

  • Bối cảnh, giới hạn và rủi ro: Như đề cập ban đầu, ngoài tác động tích cực, bạn nên liệt kê tác động tiêu cực hay rủi ro bạn có thể tạo ra/gặp phải. Bên cạnh đó, bổi cảnh kinh doanh lúc đó (ví dụ Covid19) cũng là điều bạn nên liệt kê để thấy hết khó khăn bạn có thể gặp phải trong quá trình đạt được mục tiêu đề ra từ đó có kế hoạch khắc phục hiệu quả.
  • Xây dựng – Đo lường – Học hỏi: Giống như Mô hình kinh doanh Canvas (BMC), những gì bạn phác thảo ra trong ToC sẽ chỉ là giả định nếu không được kiểm chứng. Mỗi giả định không được kiểm chứng cẩn thận đều có thể tác động tiêu cực tới chuỗi kết quả phía sau.

Kết hợp Mô hình kinh doanh Canvas và Lý thuyết thay đổi, doanh nghiệp tạo tác động xã hội có thể dễ dàng chứng minh cả tính khả thi và tính tác động của dự án trên 1 trang giấy trước nhà đầu tư, nhà tài trợ, đối tác, khách hàng hay với chính đội ngũ trong doanh nghiệp. Để cả hai mô hình hiệu quả, doanh nghiệp cần không ngừng kiểm chứng giả đình và liên tục điều chỉnh hai mô hình để có cái nhìn toàn diện và thực tế về hoạt động doanh nghiệp.

---

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Tài liệu đào tạo Impact Criteria & Measurement – Why & How của WWF, Panda Labs và KisStartup
  2. Tài liệu Frontier Incubators Program
  3. https://www.actknowledge.org/services/theory-of-change/history/
  4. https://www.sopact.com/theory-of-change?fbclid=IwAR1GpvYYNf34FZti1SZfn4Vzm1nASPM_9dYaahRmzpgFm-mn6BIlzJ93d18
  5. https://www.kisstartup.com/vi/cong-cu-mo-hinh-kinh-doanh-canvas-cho-doanh-nghiep-va-doanh-nghiep-xa-hoi   
Tác giả: 
Tạ Hương Thảo - Capacity manager - KisStartup

Đại diện của KisStartup tham gia chương trình LIF7 của Quỹ Newton

Từ ngày 1.2.2021 đến cuối năm 2021, đại diện của KisStartup, bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh sẽ tham gia chương trình “Hỗ trợ Thương mại hóa kết quả nghiên cứu” (LIF) tại Việt Nam đã hỗ trợ 70 nhà nghiên cứu trên chặng đường đưa sản phẩm nghiên cứu từ phòng thí nghiệm đến thị trường. 

Chương trình LIF7, do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) phối hợp thực hiện với Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh. LIF6 bao gồm khóa đào tạo về thương mại hóa kết quả nghiên cứu cùng các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm và kết nối tại Việt Nam, và 1 khóa tập huấn trong 2 tuần từ 09-20/3/2020 tại Vương quốc Anh. 

Chương trình bao gồm ba cấu phần: Nâng cao năng lực, Nghiên cứu và Chuyển giao. Tại Việt Nam, Hội đồng Anh hiện đang hợp tác với các tổ chức và cơ quan tài trợ của chính phủ Việt Nam để thực hiện cấu phần Nâng cao năng lực nhằm tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác quốc tế và phát triển chuyên môn cho cá nhân và tổ chức nghiên cứu trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển của Việt Nam như: 

  • Y tế và khoa học sự sống
  • Nông nghiệp
  • Môi trường và năng lượng
  • Thành phố tương lai
  • Công nghệ số, đổi mới và sáng tạo

Trong khuôn khổ chương trình, KisStartup mong muốn đồng hành và phát triển chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực và khả năng thương mại hóa sản phẩm, dịch vụ từ kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ viện, trường. Với hy vọng sẽ phát triển được phiên bản đầu tiên của chương trình Vietnam Commercialisation Acceleration Program năm 2021, chúng tôi tin tưởng rằng đại diện của KisStartup tham gia chương trình sẽ giúp chúng tôi có thêm kỹ năng, kinh nghiệm và mạng lưới cần thiết để đóng góp hiệu quả hơn vào hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đặc biệt là thương mại hóa các kết quả nghiên cứu từ viện, trường. 

Nguồn: https://www.britishcouncil.vn/cac-chuong-trinh/giao-duc/khoa-hoc-doi-moi...

Tác giả: 
KisStartup

Tổng kết sự kiện Trainers Meet-up 2021

Tối 26.1.2021, KisStartup đã chính thức ra mắt dự án Kis-UNI cùng với sự ra mắt Cộng đồng giảng dạy Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo của các giảng viên các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Qua 5 năm triển khai hơn 20 chương trình đào tạo TOT chính thức theo đơn đặt hàng và hàng chục các chương trình do KisStartup tổ chức, mạng lưới của KisStartup Training of Trainers ngày càng trưởng thành. 

 

Chúng tôi vinh dự được đồng hành cùng các thầy cô trong nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong trường đại học bằng những bước đi vững chắc. Năm 2018, với 02 giảng viên được công nhận giảng viên của KisStartup, đến năm 2020, KisStartup đã cấp chứng nhận cấp độ 1 cho 34 giảng viên của hơn 5 trường đại học, cấp độ 2 cho 2 giảng viên và cấp độ 3 cho 03 giảng viên. 

Trong năm 2021, với cam kết mạnh mẽ, KisStartup và Kis-UNI sẽ tập trung vào: 

(1) Khóa đào tạo TOT online về KNĐMST 3 cấp độ
Cấp độ 1: 10 buổi = 14h học + 10h thực hành
Cấp độ 2: 10 buổi = 14h học + 20h thực hành
Cấp độ 3: 10 buổi = 14h học + 30h thực hành
(2) Chuỗi sự kiện Startup Ecosystem Updates (SEU) – nằm trong chuỗi hoạt động của KisStartup tại Cổng Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia: Startup.gov.vn, phối hợp với các đối tác
(3) Phát triển cộng đồng giảng dạy và hỗ trợ khởi nghiệp

Chúng tôi chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, chia sẻ và đóng góp của các thầy cô, các nhà quản lý đã tin tưởng và đồng hành cùng nỗ lực của chúng tôi. 

 

Tác giả: 
KisStartup

KisStartup tham gia phát triển đội ngũ giảng viên nguồn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong Fintech tại Học Viện Ngân hàng

Chương trình đào tạo giảng viên nguồn (TOT) về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Fintech do Học viện Ngân hàng tổ chức là một phần trong chuỗi các hoạt động triển khai nhiệm vụ “Huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức nâng cao về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, theo Quyết định số 1865/QĐ-BKHCN ngày 28/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt tổ chức chủ trì, thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844), thực hiện từ năm 2020.

Chương trình được thiết kế nhằm trang bị cho học viên kiến thức tổng quan về Fintech, nhận diện xu hướng mới trong Fintech; mối quan hệ giữa tiền số và thị trường tài chính; nắm được khung pháp lý cho Fintech và cách thức quản lý tài chính - quản trị rủi ro cho hoạt động Fintech… Đặc biệt, kết thúc chương trình, học viên có khả năng phát triển các kỹ năng, phương pháp tổ chức huấn luyện hiệu quả các nhóm/doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói chung và lĩnh vực Fintech nói riêng.

Trong khuôn khổ chương trình, KisStartup sẽ cung cấp kiến thức về phân tích các mô hình kinh doanh trong Fintech dành cho các giảng viên và đồng hành cùng các giảng viên trong Phương pháp giảng dạy khởi nghiệp sáng tạo. Trong khóa học, các giảng viên sẽ kết hợp chuyên môn và lồng ghép kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để tạo ra những nội dung giảng dạy mới đặc thù trong fintech và giúp các fintech trong tương lai chuẩn bị kỹ lưỡng cho hành trang khởi nghiệp và làm việc trong lĩnh vực mới mẻ này. 

Khóa học kéo dài 14 ngày từ 2.11.2020 và kết thúc ngày 26.11.2020.

Nguồn tham khảo: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2020-11-02/khai-giang-...

Tác giả: 
KisStartup