kisimpact

Hội nghị phát động Cuộc thi ĐMST ngành thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024

 Hội nghị phát động Cuộc thi ĐMST ngành thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024

Sáng 27.06.2024, Hội nghị phát động cuộc thi đổi mới sáng tạo ngành thủy sản với chủ đề 'Chuyển đổi xanh - Đổi mới phát triển ngành thủy sản bền vững' đã được đông đảo mọi người đón nhận. Mở đầu hội nghị là bài phát biểu của Ông Trần Duy Tâm Thanh, Phó Giám đốc Sở KH-CN cho biết: “ Cuộc thi ĐMST ngành thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu đã trải qua 4 năm phát triển với kinh phí hoàn toàn là xã hội hóa và nhờ có sự ủng hộ từ phía các doanh nghiệp tiêu biểu như tài trợ từ công ty TNHH Hiệp lực phát triển Việt, cuộc thi đã gặt hái được nhiều thành công”. Ông bày tỏ sự trân trọng đối với những hỗ trợ của các doanh nghiệp. Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là trung tâm kinh tế biển quốc gia và thuộc top 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu của cả nước. Ngành thủy sản là một trong số các khía cạnh quan trọng của kinh tế biển, do đó việc đổi mới phương pháp khai thác là vô cùng cần thiết, chuyển hướng từ tập trung vào sản lượng  sang tập trung phát triển chất lượng có tính hữu cơ, gần gũi và thân thiện với môi trường biển hơn, nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển.

Nhu cầu về ĐMST doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện đang có xu hướng phát triển khi mà các doanh nghiệp đang cởi mở hơn trong việc chia sẻ các khó khăn mà doanh nghiệp của mình đang gặp phải. Có rất nhiều đề bài được đặt ra từ doanh nghiệp nhưng hiện vẫn chưa có lời giải. Đối với vấn đề này ông Nguyễn Viết Hoài, Phó Tổng Giám Đốc của công ty CP Chế biến XNK Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có chia sẻ góc nhìn thực tế của mình tại Hội nghị: ‘’ĐMST trong ngành thủy sản hiện nay nên tập trung vào việc giải quyết các bài toán của doanh nghiệp. Việc thay đổi gặp nhiều thách thức do từ xưa đến nay nghề cá của chúng ta đều thực hiện theo kiểu truyền thông, tuy các doanh nghiệp đã có nghiên cứu và có ý tưởng giải pháp nhưng  có một số rất ít giải pháp có thể ứng dụng vào thực tế”. Tại hội nghị, ông đề cập đến các vấn đề đặt ra cho ĐMST ngành chế biển thủy sản tiêu biểu như nước sạch, nước đá để bảo quản, nước thải từ hoạt động chế biến và cách tiết kiệm điện. Đây đều là các vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. 

Trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế biển bền vững chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức đi kèm với đó là nhu cầu ĐMST trong ngành thủy sản trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Tại buổi lễ, ông Kanwarpreet Singh, Quản lý Tuân Thủ Bền Vững - Inter IKEA Group Khu vực Đông Nam Á giới thiệu một số khía cạnh  mới có thể khai thác cho ĐMST ngành thủy sản như: Đóng gói thực phẩm bền vững hơn bằng những vật liệu có khả năng tái chế hoặc có thành phần hữu cơ dễ phân hủy, truyền cảm hứng cho khách hàng chuyển sang sử dụng các loại sản phẩm ít phát thải ra khí nhà kính hơn,... 

Bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh, Người Sáng Lập - Tổng Giám Đốc của Công ty CP KisStartup cho biết cơ hội kết nối và hợp tác với các nước trong khu vực ASEAN và thế giới trong lĩnh vực thủy sản sẽ rất rộng mở nếu chúng ta thực hiện việc ĐMST ngành thủy sản. Tại hội nghị bà đã giới thiệu một lộ trình có thể kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST ngành thủy sản Việt Nam với quốc tế. Mặc dù hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST ngành thủy sản tại Việt Nam đang có lợi thế nhờ việc hình thành và bắt đầu từ rất sớm tại khu vực ASEAN, tuy nhiên chưa thể tận dụng hoàn toàn lợi thế đó để có thể kết nối với quốc tế. Điều này có thể chứng minh rằng, việc kết nối hệ sinh thái ĐMST ngành thủy sản tại nội bộ Việt Nam chưa thực sự gắn kết với nhau.  Bà cũng chia sẻ thêm về những hoạt động sắp tới của mình khi đồng hành cùng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm nỗ lực giúp cho hệ sinh thái ĐMST  ngành thủy sản của tỉnh BR-VT nói riêng và của Việt Nam nói chung có thể kết nối đến quốc tế.

Tiếp nối chương trình là phần giới thiệu mô hình hợp tác thúc đẩy ĐMST ngành thủy sản Impact City của ông Trần Thái Sơn, Giám Đốc Công ty TNHH DNXH Impact City. Ông cho biết rằng: “ Trải qua hành trình 4 năm đồng hành cùng Sở KH-CN và cuộc thi, nhận thấy còn có nhiều điểm thiếu sót cần phải khắc phục để phát triển hệ sinh thái. Chính vì vậy mô hình hợp tác thúc đẩy ĐMST ngành thủy sản Impact City ra đời, với sứ mệnh là cầu nối trung gian để có thể kết nối các khoản đầu tư, hỗ trợ từ doanh nghiệp đến các ý tưởng ĐMST giúp xây dựng hệ sinh thái ngày càng phát triển mạnh hơn”.

Hội nghị còn đặc biệt kết nối với các Startup trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực thủy sản, với mong muốn qua phần chia sẻ từ chính câu chuyện của họ để truyền cảm hứng cho cuộc thi. Đầu tiên là phần chia sẻ của bà Nguyễn Thị Phương Thảo về hành trình của dự án sau cuộc thi FIC 2023, dự án chuỗi giá trị sản phẩm cá Hồng Mỹ một nắng từ sản xuất đến tiêu thụ (giải Nhì cuộc thi FIC2023). Tiếp nối đó là phần chia sẻ của Seaqure Labs, một startup đến từ Thủy Điển, sử dụng công nghệ sinh học của mình để chế biến thức ăn cho cá từ nấm, sản phẩm có tính bền vững.

Kết thúc hội nghị, đại diện lãnh đạo của Sở KH-CN tuyên bố chính thức phát động Cuộc thi ĐMST ngành thủy sản BR-VT năm 2024 và bế mạc. Hội nghị được đón nhận rộng rãi với số lượng lớn người xem livestream trực tiếp trên fanpage của cuộc thi và tham gia trực tuyến.
Chúng tôi mong thông điệp này có thể phổ biến rộng rãi đến nhiều nơi trên Việt Nam và bạn bè quốc tế.

----------------------------------

 Thể lệ cuộc thi: https://s.net.vn/bODf

 Hồ sơ đăng ký dự thi: https://s.net.vn/syOQ

 Link đăng ký: https://startup-brvt.vn/

 Thời gian đăng ký: Hạn chót là Ngày 15/8/2024

----------------------------------
Mọi thắc mắc xin liên hệ
Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi:
Địa chỉ: Văn phòng Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Số 379 đường Hà Huy Tập, P. Phước Trung, Tp. Bà Rịa, tỉnh BR-VT)
Điện thoại: (0254) 3510.874 / 0918.033.272
Gmail: bantochucficbrvt@gmail.com
Website: https://startup-brvt.vn/ |http://startup.baria-vungtau.gov.vn.
Fanpage: https://www.facebook.com/Ficbariavungtau

 

[Hỗ trợ truyền thông] - Danang Venture and Angel Summit

[Hỗ trợ truyền thông] - Danang Venture and Angel Summit

1. DAVAS LÀ GÌ?
DAVAS (Danang Venture and Angel Summit) là Diễn đàn đầu tư THIÊN THẦN và MẠO HIỂM được tổ chức thường niên tại thành phố ĐÀ NẴNG và bắt đầu vào năm 2024.
2. MỤC ĐÍCH TỔ CHỨC?
- Nhằm mục đích tạo tiền đề định vị thành phố Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư và các dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (sau đây viết tắt là KNĐMST) có nhu cầu gọi vốn trong nước và quốc tế.
- Từng bước xây dựng, hình thành cộng đồng các nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Hỗ trợ các dự án, doanh nghiệp KNĐMST tiếp cận được với các nhà đầu tư, quỹ đầu tư, chuyên gia đầu ngành lĩnh vực khởi nghiệp ĐMST trong và ngoài nước.
3. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
- Các quỹ đầu tư, nhà đầu tư thiên thần trong và ngoài nước
- Các dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST
- Các chuyên gia, diễn giả uy tín trong lĩnh vực khởi nghiệp ĐMST
- Các vườn ươm, không gian đổi mới sáng tạo
- Giảng viên, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, câu lạc bộ khởi nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
4. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
- Thời gian: Từ ngày 31/5/2024 đến 01/6/2024
- Địa điểm chính: Nhà khách Quốc hội tại Đà Nẵng, số 192 đường Võ Nguyên Giáp, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng và một số địa điểm khác.
5. ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH
- Quest ventures, Do ventures, TRIVE, Thinkzone, Fundgo, Theventures, Bk Fund, Weangels, Draper Startup House Vietnam, KisStartup, BambuUp, Vietnam Innovation Hub, Republic Polytechnic, Swiss EP, Kilsa Global, AAC, V Village, Tekup, FiveSS, Selly, Enouvo space, DNES, SHi, Swinburne, Google Developer Group Miền Trung.

Thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024

KisStartup, KisImpact xin trân trọng thông báo lịch nghĩ Tết nguyên đán 2024 bắt đầu từ ngày 01.02.2024 đến ngày 14.02.2024. Hoạt động kinh doanh trở lại bình thường vào ngày 15 tháng 02 năm 2024.

Năm mới âm lịch là một dịp đặc biệt khi chúng ta có dịp nhìn lại một năm đã qua và đặt ra những mục tiêu mới cho năm tới. Hãy dành thời gian đặc biệt này cho những người bạn yêu quý, sum họp gia đình, bạn bè và tái tạo năng lượng cho một năm mới nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

Kính chúc Quý Khách hàng, Đối tác một năm mới An Khang, Thịnh Vượng!

Từ đội ngũ KisStartup, KisImpact
 

Tác giả: 
KisImpact & KisStartup

Năm 2023 của KisStartup và những con số đáng nhớ

Như thông lệ, đầu năm mới là thời điểm để đội ngũ cùng nhìn lại các kết quả của năm vừa qua và cùng chuẩn bị cho những kế hoạch sắp tới thông qua một số chỉ số cơ bản sau đây:

  • 32: Số sự kiện chính bao gồm trực tiếp và trực tuyến: 
  • >44: hoạt động đào tạo 
  • >126: phiên tư vấn huấn luyện:
  • 03: Thị trường quốc tế mở rộng gồm: Nhật Bản, Canada, Hà Lan
  • 42: Chương trình/ Dự án thiết kế và vận hành bởi KisStartup và KisImpact
  • 09 : cặp mentee và mentor được thiết lập tại chương trình SME  mentoring 1on1
  • 125: Kết nối bao gồm doanh nghiệp, startups, nhà đầu tư trong nước và quốc tế

Với chúng tôi, những con số không chỉ nói lên nỗ lực mà đằng sau mỗi con số, đó là những câu chuyện của những khách hàng, sự tiến bộ của đội ngũ và là nguồn năng lượng từ những bài học thành công, thất bại, cho sự dũng cảm điều chỉnh và thay đổi. 

Đối với đối tác, cộng sự và khách hàng chúng tôi hy vọng những con số sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về chúng tôi để đặt nền tảng cho niềm tin và những hợp tác bền vững trong tương lai. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến mạng lưới kết nối và hợp tác trong hệ sinh thái KisStartup vì những nỗ lực và sự hỗ trợ to lớn mà chúng tôi không thể dùng thang đo thích hợp nào để lượng hóa.

Từ đội ngũ KisStartup.

Tác giả: 
KisStartup

Các trung tâm nghiên cứu tại KisStartup và KisImpact

  1. Marine Innovation & Entrepreneurship Centre (MIECentre)-Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Biển

    • Thành lập: năm 2023

    • Mục tiêu hoạt động: 

      • Khai thác các thế mạnh về kinh tế biển của Việt Nam, đồng thời khắc phục các vấn đề như ô nhiễm biển, chuyển đổi nghề cho các ngư dân trên biển.

      • Phối hợp với các đối tác có liên quan để thực hiện các chương trình nâng cao năng lực, hợp tác nghiên cứu và xây dựng mạng lưới nhằm phát triển kinh tế biển và nghiên cứu về kinh tế biển.

    • Nhân sự:

      • Các chuyên gia về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

      • Các chuyên gia nghiên cứu về biển 

      • Các chuyên gia nghiên cứu về văn hoá di sản liên quan đến biển

    • Các hoạt động chính: 

      • Nghiên cứu về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp biển

      • Thực hiện các chương trình nâng cao năng lực về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp biển

      • Hợp tác với các đối tác để xây dựng các chương trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp biển

      • Thực hiện các đơn đặt hàng nghiên cứu về Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Biển

    • Giám đốc Trung tâm: Nguyễn Đặng Tuấn Minh

  1. Center for Impact Innovation, and Sustainability (CIIS)-Trung tâm Đổi mới sáng tạo tạo Tác động và Bền vững

    • Thành lập: năm 2020

    • Mục tiêu hoạt động: 

      • Giải quyết các vấn đề cụ thể của doanh nghiệp và phát triển các dự án có tác động tích cực với xã hội

      • Phối hợp với các đối tác có liên quan để thực hiện các chương trình nâng cao năng lực, hợp tác nghiên cứu và xây dựng mạng lưới nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất với các tiêu chuẩn cao về chất lượng và bảo vệ môi trường, đồng thời phát triển các mô hình kinh doanh bền vững

    • Nhân sự

      • Các chuyên gia về khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tạo Tác động

      • Các chuyên gia nghiên cứu về Bền vững

    • Các hoạt động chính:

      • Nghiên cứu về Đổi mới sáng tạo và phát triển mô hình kinh doanh bền vững

      • Thực hiện các chương trình nâng cao năng lực về đổi mới sáng tạo và phát triển mô hình kinh doanh bền vững

      • Hợp tác với các đối tác để xây dựng các chương trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển mô hình kinh doanh bền vững

      • Thực hiện các đơn đặt hàng nghiên cứu về Đổi mới sáng tạo tạo Tác động và Bền vững

    • Giám đốc Trung tâm: Siu Hril


 

  1. Center for Ethnology and Culture-based Economy (CECE)-Trung tâm Dân tộc học và Kinh doanh trên nền tảng văn hóa

    • Thành lập: năm 2021

    • Mục tiêu hoạt động: 

      • Khai thác các thế mạnh về nền tảng văn hoá của Việt Nam, đồng thời góp phần giữ gìn bản sắc và giá trị của văn hoá địa phương.

      • Phối hợp với các đối tác có liên quan để thực hiện các chương trình nâng cao năng lực, hợp tác nghiên cứu và xây dựng mạng lưới nhằm phát triển kinh tế trên nền tảng văn hoá.

    • Nhân sự

      • Các chuyên gia về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

      • Các chuyên gia nghiên cứu về Dân tộc học trên nền tảng văn hoá

    • Các hoạt động chính:

      • Nghiên cứu về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trên nền tảng Dân tộc học và trên nền tảng văn hoá

      • Thực hiện các chương trình nâng cao năng lực về Dân tộc học và Kinh doanh trên nền tảng văn hoá

      • Hợp tác với các đối tác để xây dựng các chương trình thúc đẩy Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh trên nền tảng văn hoá

      • Thực hiện các đơn đặt hàng nghiên cứu về Dân tộc học và Kinh doanh trên nền tảng văn hoá

    • Giám đốc Trung tâm: Nguyễn Đặng Anh Minh


 

  1. Innovation and Entrepreneurship and Digital Economy Center (IEDC)-Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Kinh tế số

    • Thành lập: năm 2017

    • Mục tiêu hoạt động: 

      • Khai thác các thế mạnh về phát triển Kinh tế số tại Việt Nam.

      • Phối hợp với các đối tác có liên quan để thực hiện các chương trình nâng cao năng lực, hợp tác nghiên cứu và xây dựng mạng lưới nhằm phát triển Kinh tế số.

    • Nhân sự:

      • Các chuyên gia về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

      • Các chuyên gia nghiên cứu về Kinh tế số

    • Các hoạt động chính:

      • Nghiên cứu về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp và Kinh tế số

      • Thực hiện các chương trình nâng cao năng lực về Kinh tế số

      • Hợp tác với các đối tác để xây dựng các chương trình thúc đẩy Đổi mới sáng tạo và Kinh tế số

      • Thực hiện các đơn đặt hàng nghiên cứu về Đổi mới sáng tạo và Kinh tế số

    • Giám đốc Trung tâm: Nguyễn Đặng Tuấn Minh

Chương trình Ươm tạo Kinh tế biển (Incubation of Marine Economy Program - IMEP)


Năm 2023, Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Biển (MIECentre) thuộc KisStartup và KisImpact đã được thành lập với mục tiêu:

  • Khai thác các thế mạnh về kinh tế biển của Việt Nam, đồng thời khắc phục các vấn đề như ô nhiễm biển, chuyển đổi nghề cho các ngư dân trên biển
  • Thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới, mô hình mới nhằm thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 
  • Phối hợp với các đối tác có liên quan để thực hiện các chương trình nâng cao năng lực, hợp tác nghiên cứu và xây dựng mạng lưới nhằm phát triển kinh tế biển và nghiên cứu về kinh tế biển

MIECentre xin thông báo triển khai chương trình đầu tiên - Ươm tạo Kinh tế biển (Incubation of Marine Economy Program - IMEP) với hoạt động chính là cùng đồng hành, ươm tạo các dự án cung cấp các giải pháp đổi mới sáng tạo hữu ích, giải quyết các thách thức và khai thác giá trị ngành biển Việt Nam theo hướng bền vững. Chương trình không chỉ trực tiếp đóng góp vào phát triển các mô hình đổi mới sáng tạo phục vụ kinh tế biển mà còn thúc đẩy đưa công nghệ mới, sáng tạo, các giải pháp thực tế phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp kinh doanh trong kinh tế biển, góp phần tạo tác động tích cực đến môi trường và nâng cao đời sống ngư dân vùng biển. 

Để đạt được tầm nhìn đó, chúng tôi mong muốn kết nối, xây dựng hệ sinh thái Kinh tế biển Việt Nam và mở rộng hợp tác với đối tác có quan tâm, cùng mục tiêu khai thác và nâng cao giá trị kinh tế biển bền vững. Cụ thể:

  • Dự án có các giải pháp hữu ích liên quan đến lĩnh vực kinh tế biển mong muốn được ươm tạo và kết nối đầu tư
  • Các trung tâm, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp có nhu cầu kết nối các dịch vụ hỗ trợ chuyên sâu về ươm tạo, đầu tư cho các dự án tiềm năng 
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tìm kiếm các công nghệ, giải pháp hữu ích theo nhu cầu của đơn vị trong lĩnh vực kinh tế biển
  • Chuyên gia tất cả các lĩnh vực quan tâm và có nền tảng kiến thức mong muốn trở thành cố vấn hoặc đầu tư cho các dự án

Mọi góp ý xây dựng chương trình và kết nối xin vui lòng liên hệ:

Email: hello@kisstartup.com

SĐT: 0396 292 442 ( Ms. Xuân)

 

Tác giả: 
KisStartup, KisImpact

Mở đơn đăng ký chương trình ươm tạo mô hình kinh doanh trên nền tảng di sản văn hóa, mùa 2

  • Bạn đang ấp ủ phát triển mô hình kinh doanh trên nền tảng di sản văn hóa địa phương
  • Bạn đang muốn gìn giữ và quảng bá nét đẹp di sản văn hóa và truyền thống địa phương?
  • Bạn đang mong muốn tạo thêm việc làm và cải thiện thu nhập cho bản thân và người xung quanh từ nguồn giá trị di sản văn hóa bản địa?
  • Bạn đang trăn trở về bài toán khai thác và bảo tồn, thách thức tác động môi trường và phát triển bền vững di sản văn hóa địa phương?

Tham gia chương trình “Ươm tạo mô hình kinh doanh trên nền tảng di sản và văn hóa” (HCI) - nơi chúng tôi đồng hành cùng bạn tìm kiếm câu trả lời và tạo ra các giá trị bằng hành động thực tiễn.
Sau mùa 1, KisImpact và KisStartup tiếp tục phối hợp tổ chức chương trình HCI, Mùa 2 tập trung vào ươm tạo mô hình kinh doanh các di sản và văn hóa cụ thể như sau:

ĐỐI TƯỢNG:

- Các dự án khởi nghiệp trên nền tảng văn hóa và di sản
- Các doanh nghiệp mong muốn phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới trên nền tảng văn hóa và di sản
- Các tổ chức / cộng đồng mong muốn xây dựng các chương trình và mô hình kinh doanh mới trên nền tảng văn hóa và di sản

HOẠT ĐỘNG

- Đào tạo: Đào tạo về sử dụng các công cụ giúp nhận diện và xây dựng MHKD trên nền tảng văn hóa và di sản
- Huấn luyện: Cầm tay chỉ việc thực hiện các nội dung được đào tạo trực tiếp trên dự án
- Đầu tư giai đoạn sớm: Đầu tư trực tiếp cho các dự án tiềm năng bằng hỗ trợ mềm và tài chính
- Đồng hành và phát triển dự án thông qua cố vấn khởi nghiệp, cố vấn chuyên môn cùng các dự án trong 4-10 năm
- Kết nối mạng lưới: hỗ trợ kết nối mạng lưới quan trọng giúp dự án phát triển thông qua đối tác, khách hàng của KisStartup và KisImpact

HÌNH THỨC: Chương trình đào tạo và huấn luyện 1:1 với chuyên gia theo hình thức online
THỜI GIAN: Chương trình ươm tạo kéo dài 4 tuần

Chương trình chính thức mở đơn từ ngày 18.05.2023 và đóng đơn vào ngày 31.05.2023

Đăng ký ngay theo form : TẠI ĐÂY 

Liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thông tin chi tiết:

Tác giả: 
KisStartup & KisImpact

Mở đơn đăng ký chương trình Ươm tạo Mô hình kinh doanh trên nền tảng Di sản và Văn hóa

Chương trình ươm tạo do KisStartup phối hợp cùng KisImpact thực hiện, nhắm đến:

Đối tượng:

  1. Các dự án khởi nghiệp trên nền tảng văn hóa và di sản
  2. Các doanh nghiệp mong muốn phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới trên nền tảng văn hóa và di sản
  3. Các tổ chức / cộng đồng mong muốn xây dựng các chương trình và mô hình kinh doanh mới trên nền tảng văn hóa và di sản

Các hoạt động:

  1. Đào tạo: Đào tạo về sử dụng các công cụ giúp nhận diện và xây dựng MHKD trên nền tảng văn hóa và di sản
  2. Huấn luyện: Cầm tay chỉ việc thực hiện các nội dung được đào tạo trực tiếp trên dự án
  3. Đầu tư giai đoạn sớm: Đầu tư trực tiếp cho các dự án bằng hỗ trợ mềm và tài chính
  4. Đồng hành và phát triển dự án thông qua cố vấn khởi nghiệp, cố vấn chuyên môn: Đồng hành và phát triển cùng các dự án trong 4-10 năm
  5. Kết nối mạng lưới: Đưa ra các kết nối mạng lưới quan trọng giúp dự án phát triển gồm đối tác, khách hàng,các chương trình thực hiện tại KisStartup & KisImpact

Vui lòng điền form đăng ký theo link: TẠI ĐÂY 

Thời gian mở đơn: 1.3.2023

Thời gian đóng đơn: 23.3.2023

Liên hệ: Ms. Xuân (+84.396292442)

Email: hello@kisstartup.com

Hành trình 2022 của Kisstartup

 

2022 chứng kiến những thăng trầm, khó khăn và nỗ lực của doanh nghiệp vượt bão và phục hồi. Chứng kiến nhiều doanh nghiệp trong mạng lưới của chúng tôi đã phải đóng cửa, nhưng cũng có cơ hội đồng hành cùng những sáng tạo mới với mô hình kinh doanh độc đáo, KisStartup tin rằng năm 2022 là một năm đầy những dấu ấn của nước mắt, mồ hôi và nỗ lực phi thường. Trong vai trò đồng hành & kết nối với các doanh nghiệp SMEs, các tổ chức và thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, KisStartup đã không ngừng cố gắng. Chúng tôi biết ơn các đối tác cùng chúng tôi vượt qua những thách thức và chia sẻ những thành tựu đạt được. 

Với đội ngũ KisStartup, chúng tôi tự hào vì một năm làm việc và học tập sự chăm chỉ dù ở bất cứ đâu. Chúng tôi tin tưởng rằng, nền tảng năm 2022 là bước đệm vững chắc cho những bước tiến xa hơn, mang lại nhiều giá trị hơn.

Hãy cùng chúng tôi nhìn lại hành trình 2022 của KisStartup và chuẩn bị cho một kế hoạch mới.

Rất mong được gặp bạn trên chặng hành trình 2023

Email:  hello@kisstartup.com

SĐT: +84 982 498 095

 

 

Chính thức ra mắt Kênh thông tin chia sẻ CÀ PHÊ CÙNG KISSTARTUP

#CÀ_PHÊ_CÙNG_KISSTARTUP nằm trong chuỗi thông tin KisStartup và KisImpact muốn chia sẻ với mọi người về Khởi nghiệp sáng tạo tạo tác động (Impact startup) - Đầu tư tác động (Impact Investment) - Đầu tư qua Lăng kính giới (Gender Lens Investing) và những chủ để liên quan.

Tại đây chúng tôi mong muốn cùng bạn chia sẻ và trao đổi những kiến thức và kinh nghiệm mình biết để đem lại cho người đọc và người xem những kiến thức mới có thể bạn chưa hề nghe qua hoặc cùng bàn luận vì bạn đã nằm lòng rồi hoặc những định kiến chúng ta từng hiều sai về những thông tin và kiến thức này.

Một số chủ đề như: 

Đầu tư cho impact startup ở giai đoạn đầu đang diễn ra như nào?

Nhu cầu về vốn của impact startup hiện nay?

Giới thiệu về chương trình Beyond 2021 - Đầu tư xuyên biên giới và Đổi mới sáng tạo

Hãy cùng trao đổi với chúng tôi qua các chủ đề nhé.

 

Tác giả: 
KisStartup