đổi mới sáng tạo

Đổi mới sáng tạo Mô hình kinh doanh bằng Online Marketing

Ngày 19.05.2020 KisStartup chính thức kết thúc 05 ngày đào tạo tăng cường về Đổi mới sáng tạo Mô hình kinh doanh bằng Online Marketing với đối tượng là 08 Hợp tác xã trên khắp cả nước nằm trong chương trình hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ Agriterra. Lớp học được tổ chức Online nhằm tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian cũng như chi phí cho các HTX tham dự. 

Trong suốt 05 ngày đào tạo và thực hành tăng cường, các hợp tác xã có cơ hội học  và vẽ lại Mô hình kinh doanh của HTX mình đồng thời từng bước tiếp cận với Online Marketing từ cơ bản nhất, hiểu và từng bước chuyển đổi từ mô hình bán hàng truyền thống sang kinh doanh và tiếp cận thị trường kết hợp giữa online và offline.

Sau 05 ngày kết hợp giữa học và thực hành liên tục, các HTX đã có những kết quả rõ rệt qua việc thử nghiệm Online Marketing qua Facebook. Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các thành viên trong nhóm HTX, sau buổi đào tạo số 03 đã có những kết quả rất rõ rệt. Ví dụ như có những HTX đã nhận được đơn đặt hàng cafe lên tới 02 tấn. 

Kết thúc khóa đào tạo tăng cường, các HTX sẽ gặp 1:1 với KisStartup để ra được kế hoạch hành động và KPIs thực hiện trong 06 tháng tới với mục tiêu thúc đầy Online Marketing để tăng doanh số.

Sau khóa học 05 buổi, KisStartup cam kết tiếp tục hỗ trợ các HTX tham gia 01 tháng. Ngoài ra, HTX chăm chỉ nhất đồng thời cũng được trao một vé tham gia vào Liên minh Thực tập & Tuyển dụng NETA batch 2. Tháng 6 này, sau khi đã học và hệ thống các kênh online và cơ sở dữ liệu khách hàng một cách minh bạch và rõ ràng, HTX nhận giải sẽ được nhận thực tập sinh vào hỗ trợ và củng cố phần Online Marketing cho HTX của mình.

Đại học trong tương quan với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo

Để thực hiện được vai trò là một cấu phần quan trọng và hỗ trợ cho sự phát triển của khởi nghiệp sáng tạo (KNST) và cũng chính là nơi sản sinh ra nhiều các nhà sáng lập KNST tài năng, các trường đại học phải đối mặt với nhiều thách thức. 


Trung tâm STEM của trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội. Ảnh: Ngô Hà.

Trước kia chúng ta hay nghe nói rằng thay đổi đến từ những áp lực như đối thủ cạnh tranh, thị trường biến động v..v. Tuy nhiên thực tế cũng chứng minh, cho dù áp lực có lớn, nhưng sự thay đổi chỉ có thể diễn ra khi chúng ta thấy mình cần phải thay đổi. Chính vì vậy, áp lực lớn nhất lại nằm ở chính nội tại của mỗi con người, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia. Sự tương tác với bên ngoài cho dù là cạnh tranh hay hợp tác cũng là giúp ta nhận rõ hơn những điểm yếu, điểm mạnh và nhu cầu đổi mới nội tại của chính mình. Đặt trường đại học là một phần của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong mối tương quan với khởi nghiệp sáng tạo và các thành phần khác giúp trường đại học nhận rõ hơn những áp lực mình đang phải đối mặt và những cơ hội mà mình đang có.

Có một thực tế không thể phủ nhận, chúng ta đang chứng kiến những khó khăn trong tuyển sinh của nhiều trường đại học cao đẳng, chúng ta cũng đang chứng kiến nạn chảy máu chất xám từ trường đại học ra doanh nghiệp, ra nước ngoài và sự loay hoay của không ít các trường đại học để tìm ra cho mình một mô hình hoạt động mới, thích ứng và làm chủ sự thay đổi trong khi sáng tạo được giá trị và tạo nhiều tác động hơn. Từ những quan sát của mình, tác giả cho rằng, các trường đại học đang đứng trước ba áp lực lớn: (1) Áp lực định vị chính mình: xác định được giá trị, sự khác biệt và vai trò của mình trong bức tranh lớn từ đó xác định những kết nối với các thành phần khác nhau và giá trị mình tạo ra với họ; (2) Áp lực thu hút nhân tài và phát triển đội ngũ: Thu hút, nuôi dưỡng và phát triển nhân tài gồm sinh viên, cán bộ, giảng viên, học viên nói chung để thực hiện sứ mệnh của trường đại học (3) Áp lực tìm kiếm mô hình sáng tạo giá trị và tác động: Hiện thực hóa những điều trên bằng việc tìm kiếm và điều chỉnh mô hình hoạt động.

Những áp lực này đặt trong bối cảnh của mỗi trường sẽ giúp nhận ra những vấn đề nội tại khác nhau. Vì vậy, không thể không xác định những vấn đề cốt lõi của chính trường đại học trước khi đặt nó trong sự tương tác với hệ sinh thái khởi nghiệp. Các câu hỏi lớn đặt ra chính là sự tương tác với hệ sinh thái khởi nghiệp sẽ giúp giải quyết gì hay phần nào cho những vấn đề mà trường đang gặp phải? Từ đó mới có thể trả lời câu hỏi nên làm gì?

1Định vị chính mình: Trường đại học ở đâu trong hệ sinh thái khởi nghiệp là một câu hỏi lớn, nhưng có lẽ câu hỏi tốt hơn chính là KNST giúp trường định vị lại chính mình như thế nào? Có hai nhà đầu tư của Nhật sau khi tiếp xúc với khoảng hơn 20 nhóm KNST băn khoăn hỏi tôi, tại sao chúng tôi chưa thấy một nhóm nào đi ra từ trường đại học? Có duy nhất một nhóm mà sáng lập còn đang học trong trường thì họ nói hầu như không biết gì đến hỗ trợ của trường đang có? Câu hỏi tiếp theo của họ chính là các trường đại học của Việt Nam hay ở Việt Nam có chương trình nào hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên, sinh viên, nghiên cứu viên không? Thực tế, trường đại học không thể làm tất cả mọi việc của hệ sinh thái khởi nghiệp. Sự ôm đồm tất cả mọi việc hay sự thờ ơ không làm gì đều có thể có những rủi ro tiềm ẩn. Nếu không tìm ra sự khác biệt của mình, giá trị riêng của mình, nói một cách khác là không xác định được phân khúc mình làm tốt nhất thì sẽ rất khó biết mình cần gì và nên kết nối với ai, việc nào trường nên làm và việc gì nên hợp tác. Al Reis, tác giả cuốn sách “Định vị - Cuộc chiến tâm trí” từng tổng kết “Cách tiếp cận cơ bản của định vị không phải là tạo ra cái gì đó mới hay khác đi mà thực chất là vận dụng những gì đó có trong đầu, kết nối lại những gì đã tồn tại sẵn ở đó” – Al Reis. Định vị mình trong hệ sinh thái khởi nghiệp sẽ giúp định vị lại chính những khác biệt và giá trị của mình trong một bức tranh lớn.

2. Thu hút nhân tài: Ở khía cạnh nhân tài, tham gia vào cuộc chơi khởi nghiệp này, các trường được gì ngoài những phong trào phục vụ PR, marketing để tuyển sinh, giảm tỷ lệ bỏ học của sinh viên, hay giải quyết tỷ lệ thất nghiệp trong sinh viên? Không ít giảng viên tâm sự với chúng tôi rằng, khó khăn lớn nhất họ đang gặp phải là sinh viên thờ ơ với khởi nghiệp, điều này hàm chứa những khó khăn khi họ phải triển khai những hoạt động cần triển khai các chương trình khởi nghiệp tại trường. Thực chất, vấn đề cốt lõi không nằm ở việc sinh viên thờ ơ với khởi nghiệp. Điều này là bình thường bởi chỉ có khoảng 5% dân số là trở thành doanh nhân nên giải pháp không thể nằm ở việc phải làm nhiều hoạt động để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp. Nếu các trường lựa chọn tập trung vào con số 5% sinh viên, thì họ đang ở đâu? Làm thế nào để tìm thấy họ và hỗ trợ họ một cách tốt nhất? Còn nếu trường định vị mình là những người trang bị cho cả các sáng lập startup và nhân sự tương lai của họ thì việc của trường là trang bị kiến thức và thúc đẩy tinh thần sáng tạo, nghiên cứu khoa học.

3. Tìm kiếm mô hình: Mô hình hỗ trợ KNST không thể tách rời khỏi mô hình vận hành của chính trường đại học. Không một mô hình nào tồn tại vĩnh viễn bởi nó sẽ bộc lộ những bất cập. Nếu tìm kiếm mô hình hoạt động tối ưu hơn và điều chỉnh là một vấn đề trường đang gặp phải thì mô hình vườn ươm cũng vậy. Không thể có một công thức chung như phần lớn các trường đại học đang thực hiện là tổ chức cuộc thi toàn trường, rồi chọn ý tưởng, đưa vào ươm tạo là xong. Chỉ khi vườn ươm ra đời từ nhu cầu thực tiễn của trường trong việc thúc đẩy những gì mình đang sẵn có và có đội ngũ cho hoạt động một cách bài thì mới có thể tìm ra những mô hình hoạt động hiệu quả. Rất ít những vườn ươm tìm ra được hướng đi riêng từ nhu cầu thực tiễn, các thế mạnh vượt trội của nhà trường kết hợp với sự tương tác với hệ sinh thái khởi nghiệp như Vườn ươm công nghệ FuturiX của HUTECH. Nói một cách khác, vườn ươm chỉ là một trong số những biểu hiện của việc tìm ra mô hình hoạt động tối ưu trong sự tương tác với hệ sinh thái khởi nghiệp. Chỉ khi nào xác định được nhu cầu của chính mình, thế mạnh của chính mình thì mới có thể tìm ra những mô hình, cách thức hiệu quả.

***

Khởi nghiệp sáng tạo là một cơ hội giúp các trường nhận ra nhu cầu đổi mới của chính mình ở nhiều góc độ khác nhau, nhiều cấp độ khác nhau. Cũng không quên rằng năm điều một trường đại học muốn ĐMST phải đối mặt đó là (1) Văn hóa của trường đại học, (2) Vai trò của lãnh đạo, (3) Tinh thần khởi nghiệp, (4) Thiết lập mối quan hệ đối tác với doanh nghiệp và cộng đồng, (5) Chuyển giao công nghệ. Đây là kết quả nghiên cứu của hai tác giả Louis G. Tornatzky và Elaine C. Rideout của cuốn Innovation 2.0 – Reinventing University Roles in a Knowledge Economy (ĐMST 2.0- Sáng tạo lại vai trò của trường đại học trong nền kinh tế tri thức). Nó cũng lý giải tại sao một số trường đại học ĐMST thành công, còn một số trường lại gặp khó khăn. □

Tác giả: 
KisStartup

KisStartup tập huấn cho cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ truyền thông tại Trà Vinh

KisStartup tập huấn cho cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ truyền thông tại Trà Vinh. 

Trong khuôn khổ chương trình của Dự án phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Trà Vinh (SME Trà Vinh), KisStartup đã tiến hành tập huấn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho các cán bộ quản lý, cán bộ truyền thông, giảng viên từ các sở, ban, ngành và trường đại học của tỉnh Trà Vinh. 

Chương trình nhắm đến việc đưa những khái niệm quan trọng, tư duy của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lồng ghép vào các hoạt động hiện tại của tổ chức. Anh Phan Đình Tuấn Anh và Chị Nguyễn Đặng Tuấn Minh trao đổi trực tiếp với các học viên về:

* Đổi mới sáng tạo cách thức truyền thông về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua hiểu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

* Thiết kế thử nghiệm các chương trình mentoring, ươm tạo và hỗ trợ kết nối đầu tư cho các dự án khởi nghiệp 

Sau khóa học, KisStartup và các chuyên gia sẽ tiếp tục đồng hành cùng các hoạt động và hỗ trợ các cán bộ quản lý, giảng viên để phát triển các hoạt động trong thời gian tới cũng như kết nối các hoạt động của Trà Vinh với mạng lưới của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam và quốc tế. 

Tác giả: 
KisStartup

Khai giảng khóa Giảng dạy Đổi mới sáng tạo trong Trường Đại học cho giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội 2019

Ngày 1.7.2019, khóa Giảng dạy Đổi mới sáng tạo trong Trường Đại học cho giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội do KisStartup phụ trách chuyên môn đã khai giảng. Khóa học được tổ chức tập trung vào trang bị cho người học tư duy và công cụ cho đổi mới sáng tạo phục vụ công tác giảng dạy, quản lý thông qua những trải nghiệm và thực hành với những hình thức mới mẻ, sinh động, thực tiễn và rèn luyện những kỹ năng giúp bổ trợ cho việc giảng dạy, nghiên cứu và quản lý (hướng tới hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên, cán bộ trẻ) Khóa học sẽ diễn ra trong 20 buổi học + 02 buổi thực tế  với nội dung liên quan tới:
(1) Tư duy, các công cụ và kỹ thuật cho đổi mới sáng tạo

(2) Kết nối với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

(3) Lồng ghép các công cụ vào đổi mới phương pháp giảng dạy

(4) Thực hành các công cụ và giảng dạy

Với tiêu chí "Tập trung vào một chương trình chất lượng", KisStartup cam kết sẽ nỗ lực hết sức để học viên tham dự có một trải nghiệm về thực hiện dự án khởi nghiệp, hiểu và vận dụng thực hành kiến thức ngay trên ý tưởng của mình. Đồng thời để từ trải nghiệm đó sẽ mang kiến thức cùng kinh nghiệm truyền tải đến những sinh viên của mình và/hoặc trên một khía cạnh nào đó hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên.

---
#KisStartup #VNU #tot #trainthetrainers
#daotaonguoidaotao #khoinghiepdoimoisangtao
#daotaokhoinghieptrongtruongdaihoc

Tác giả: 
KisStartup

Ra mắt Mạng lưới Đổi mới sáng tạo có mục đích - IPN (Innovation with Purpose Network)

Thông báo ra mắt Mạng lưới những người phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, các trường đại học, các thể chế, tổ chức và doanh nghiệp chung tay cho những ý tưởng, dự án đổi mới sáng tạo vì mục đích bền vững trong 17 mục tiêu của Liên hợp quốc phát triển thành công và tạo tác động tích cực cho cộng đồng. 
Chào mừng các Trường Đại học, Viện Nghiên cứu, Sinh viên trẻ tài năng, Doanh nghiệp tham gia mạng lưới của chúng tôi,

Trước nhu cầu liên tục tìm kiếm và đón đầu các cá nhân tài năng từ các trường đại học, viện nghiên cứu để bổ sung cho nguồn lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, KisStartup cho ra đời dự án IPN (Innovation with Purpose Network) nhằm đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và các trường đại học, Viện nghiên cứu để thực hiện các mục tiêu đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp theo hướng tác động lan tỏa mạnh mẽ (dựa trên 17 mục tiêu của Liên Hợp Quốc) 

Dự án nhằm 03 mục tiêu:

1. Nắm bắt nhu cầu đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực

2. Thu hút các cá nhân tài năng, nâng cao năng lực phát triển dự án theo tư duy thiết kế và khởi nghiệp tinh gọn cho các bạn trẻ và đưa vào giải các bài toán về đổi mới sáng tạo có mục đích

3. Hỗ trợ phát triển những dự án đổi mới sáng tạo và chuyển giao cho doanh nghiệp. 

Tham gia mạng lưới IPN, các doanh nghiệp có cơ hội:

1. Giới thiệu định hướng đổi mới sáng tạo có mục đích của mình tới các bạn trẻ tài năng và đặt bài toán

2. Hỗ trợ các bạn trẻ tận dụng nguồn lực mà doanh nghiệp đang có 

3. Tiếp nhận nguồn nhân lực tài năng và các dự án tiềm năng đã được KisStartup hỗ trợ phát triển 

Nếu quý vị quan tâm, chúng tôi rất hy vọng có cơ hôi trao đổi chi tiết với Quý doanh nghiệp về hợp tác với IPN, 

Mọi thông tin về dự án xin tìm hiểu tại:

Website của chương trình: http://www.innovationpurpose.com

Brochure của chương trình: TẠI ĐÂY 

Tác giả: 
KisStartup

Hợp tác với NXB KHKT về Không gian đọc Đổi mới sáng tạo - Innovation Read Space

Ngày 14.9.2018, KisStartup đã có cuộc gặp gỡ với đại diện của Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ thuật để triển khai Không gian đọc Đổi mới sáng tạo - Innovation Read Space. 

Nhu cầu giới thiệu những cuốn sách có chất lượng về đổi mới sáng tạo từ cộng đồng là động lực thúc đẩy chúng tôi đề xuất hợp tác với NXB KHKT phát triển - Innovation Read Space (IRS). Theo đó, KisStartup sẽ giới thiệu những cuốn sách hay với NXB, cùng chọn lọc, mua bản quyền. Nhóm dịch giả tại KisStartup gồm những dịch giả có uy tín, đảm bảo quy trình dịch thuật sẽ cùng dịch và đảm bảo chất lượng của những cuốn sách này. KisStartup cũng sẽ phối hợp về việc truyền thông về những cuốn sách, giá trị và khả năng ứng dụng những cuốn sách này vào thực tiễn.

IRS sẽ có những kênh thông tin cụ thể sau đây: Facebook Fanpage; Website; 

Trong năm 2018, chúng tôi dự kiến sẽ ra mắt những đầu sách hữu ích cho các bạn khởi nghiệp trên IRS bao gồm: Customer Funded Business, Design Thinking, Big Data evolution, Beyond Silicon Valley

Tác giả: 
KisStartup

Đào tạo

Với thế mạnh về chuyên môn và đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản trong chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam Phần Lan, KisStartup là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam triển khai một cách có hệ thống chương trình đào tạo về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tinh gọn cho các đối tượng khác nhau như khởi nghiệp, doanh nghiệp, giảng viên các trường đại học, các cán bộ quản lý thuộc các bộ ban ngành từ năm 2015. Các khóa học và đối tượng nhắm đến của chúng tôi gồm: 

Đào tạo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho startup: Cung cấp các công cụ và kiến thức của khởi nghiệp tinh gọn, tư duy thiết kế giúp kiểm chứng ý tưởng, mô hình kinh doanh và các công việc cần thiết để hoàn thiện mô hình kinh doanh và thương mại hóa sản phẩm 
Đào tạo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp: Cung cấp cho lãnh đạo doanh nghiệp tư duy và công cụ để đổi mới sáng tạo, phát triển sản phẩm, dịch vụ, dự án mới theo tinh thần của khởi nghiệp tinh gọn. 
Đào tạo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong trường đại học: Đào tạo giảng viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cung cấp cho các giảng viên những công cụ để lồng ghép vào việc giảng dạy và phát triển những chương trình đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở đơn vị mình. 
Đào tạo cho các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp: Đào tạo người đào tạo- Đào tạo Huấn luyện viên ĐMST - Người phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp 
3 năm qua, các chuyên gia của KisStartup đã cùng trải nghiệm, nâng cao năng lực và phát triển hoạt động Đào tạo người đào tạo khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; Đào tạo Huấn luyện viên cho khởi nghiệp và các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và đào tạo. Nhờ đó, chúng tôi tự tin  tiếp tục xây dựng đội ngũ với những người trẻ giàu trải nghiệm và mong muốn hoàn thiện thêm những kỹ năng mới. 

Học viên tốt nghiệp các khóa học của chúng tôi có thể trở thành huấn luyện viên cho các dự án khởi nghiệp/kinh doanh hoặc tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc tham gia đào tạo và phát triển các dự án xây dựng năng lực cho khởi nghiệp.

Đào tạo người đào tạo (Training of the trainers)

  • Đối tượng: Học viên mong muốn trở thành: 
  • Nhà đào tạo chuyên nghiệp về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
  • Giảng viên đại học/cao đẳng giảng dạy về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

Nội dung đào tạo:  

+ Tư duy, các công cụ và kỹ thuật của khởi nghiệp tinh gọn
+ Phương pháp giảng dạy khởi nghiệp 
+ Thực hành các công cụ và giảng dạy

Đảm bảo chất lượng: Để duy trì việc được công nhận TOT bởi KisStartup, bạn phải đảm bảo số giờ giảng dạy trong 1 năm và được học viên đánh giá NPS>5% 

Đào tạo HLV Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo (Innovation& Startup Coach)

Đối tượng: Học viên mong muốn trở thành:

  • Các huấn luyện viên cho khởi nghiệp
  • Các chuyên gia đổi mới sáng tạo trong khởi nghiệp
  • Các chuyên gia đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp

Nội dung đào tạo: 
+ Công cụ, của khởi nghiệp tinh gọn
+ Kỹ năng huấn luyện khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
+ Thực hành trực tiếp với các dự án khởi nghiệp
Đảm bảo chất lượng: Để duy trì việc được công nhận HLV Khởi nghiệp & Đổi mới sáng tạo bởi KisStartup, bạn phải đảm bảo số giờ huấn luyện 1 năm và được doanh nghiệp đánh giá NPS>5%
Đào tạo người phát triển trong Hệ sinh thái khởi nghiệp (Ecosystem Players)
Đối tượng: Những người phát triển vườn ươm/tăng tốc khởi nghiệp
Nội dung đào tạo: Kiến thức về đầu tư, cố vấn khởi nghiệp và phát triển chương trình cố vấn khởi nghiệp

Một số khách hàng đã làm việc với chúng tôi

  • Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Học viện Phụ nữ
  • Gameloft Việt Nam
  • WISE 
  • SHTP-IC
  • ADB
  • UNDP
  • Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
  • IPP
  • VCCI
  • Văn phòng đề án 844

Một số học viên đã tốt nghiệp các khóa TOT; Innovation Coach, Ecosystem Players CỦA KISSTARTUP:

  • Lữ Thị Thu Trang, Giảng viên Đại học Ngoại thương
  • Nguyễn Thị Hạnh, Giảng viên Đại học Ngoại thương
  • Phạm Thu Nga, Tư vấn Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ, Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội
  • Nguyễn An Nhàn, Luật sư & Tư vấn, Quản lý & Đồng sáng lập CoPlus - Huế
  • Nguyễn Đăng Khoa, Giảng viên Trường Cao Đẳng Công nghiệp Huế (HueIC)
  • Nguyễn Thanh Phương, Đồng sáng lập Fablab HàNội.
  • Nguyễn Thị Hà Thanh - Giám đốc Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo Doanh nghiệp (NIIC)- Đại học Nguyễn Tất Thành – Tp. HCM
  • Nguyễn Thanh Phương – Trưởng bộ môn Quản trị Nguồn nhân lực & Văn phòng. Khoa Quản trị Kinh Doanh - Đại học Nguyễn Tất Thành – Tp. HCM
  • Bùi Văn Thời, Phó Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh - Đại học Nguyễn Tất Thành – Tp. HCM
  • Nguyễn Việt An. Transfer of Technology office. Bộ Khoa học Công nghệ
  • Nguyễn Thị Lệ Giang. Cục Phát triển thị trường. Bộ Khoa học Công nghệ
  • Từ Minh Hiệu. Cục Phát triển thị trường. Bộ Khoa học Công nghệ
  • Phạm Thanh Hằng. Giảng viên Đại học Hà Nội. Giám đốc Trung tâm Hằng Mun IELTS
Tác giả: 
Nguồn : Kisstartup

Đổi mới mô hình kinh doanh

Đổi mới mô hình kinh doanh là nhu cầu thiết yếu và liên tục của doanh nghiệp, đặc biệt là giai đoạn sau COVID 19, để thích ứng hiệu quả với những thay đổi của thị trường và xu hướng tiêu cùng mới. Dịch vụ huấn luyện giúp đổi mới mô hình kinh doanh tại KisStartup giúp doanh nghiệp

  • Tìm kiếm những dòng doanh thu mới thông qua phát triển sản phẩm dịch vụ mới, hoặc phát triển khách hàng mới hoặc sáng tạo các giá trị mới
  • Tìm kiếm những nguồn lực mới, động lực mới cho Đổi mới sáng tạo toàn diện như ứng dụng công nghệ số, nâng cao năng lực nhân viên và các quản lý cấp trung
  • Xây dựng văn hóa đổi mới liên tục và khai thác những tài sản hiện có của doanh nghiệp một cách hiệu quả

TẠI SAO DOANH NGHIỆP NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ

  • Nếu doanh nghiệp của bạn chưa mở rộng thị trường và bán hàng hiệu quả, bạn cần những kênh bán hàng và đội ngũ nhân sự nhạy bén
  • Nếu doanh nghiệp của bạn phát triển sản phẩm dịch vụ mới nhưng không tìm được khách hàng phù hợp do cạnh tranh trên thị trường quá lớn, bạn cần tìm sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường 
  • Nếu bạn cần một tiếng nói từ bên ngoài giúp bạn tự nhận ra vấn đề của mình và hành động nhanh chóng phù hợp
  • Nếu bạn nghĩ đến lúc doanh nghiệp mình cần phản ứng hiệu quả hơn với những biến động của thị trường bằng những công cụ mới, góc nhìn mới, cách khai thác dữ liệu mới 
  • Bạn cần người đồng hành với bạn trên chặng đường mới đầy thách thức nhưng cũng rất sáng tạo này 

HÌNH THỨC TỔ CHỨC

  • Trước huấn luyện: Nghiên cứu  hiện trạng, đánh giá hiện trạng, chuẩn bị nhân sự tham gia 
  • Trong huấn luyện: Sự tham gia của lãnh đạo cao nhất của tổ chức, các quản lý cấp cao, cấp trung 
  • Thực hành trực tiếp trên sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
  • Sau huấn luyện: Hỗ trợ giám sát quá trình đổi mới và chủ động đổi mới của doanh nghiệp

Để biết thêm thông tin về sự kiện và được hỗ trợ tốt nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại hello@kisstartup.com 

Tác giả: 
KisStartup

Mua lại khởi nghiệp sáng tạo để tái sinh doanh nghiệp

(BĐT) – Đổi mới sáng tạo thông qua hình thức mua lại (acquiring innovation) vốn không phải là một khái niệm mới. 2.000 thương vụ mua lại của Apple với các công ty/dự án khởi nghiệp sáng tạo là một bằng chứng cho thấy, bên cạnh việc tự tạo ra những đổi mới sáng tạo ngay trong chính doanh nghiệp (DN), đổi mới sáng tạo có thể thực hiện qua việc mua lại các khởi nghiệp sáng tạo.

quilt-1

Những công ty công nghệ lớn như Apple, Google, Facebook thường mua lại khởi nghiệp sáng tạo để phát triển doanh nghiệp

Khởi nghiệp sáng tạo nằm trong tầm ngắm của doanh nghiệp lớn

Những tập đoàn công nghệ như Apple, Google, Facebook cùng những thương vụ mua lại các startup liên tục thời gian qua đang đặt ra câu hỏi: phải chăng việc mua lại khởi nghiệp sáng tạo chỉ xảy ra với những công ty công nghệ lớn? Vậy những DN không phải là công ty công nghệ nằm ở đâu trong câu chuyện này?

Ở Việt Nam, sự xuất hiện nhiều hơn của các tập đoàn lớn, các DN trong bức tranh hệ sinh thái khởi nghiệp đang là những dấu hiệu cho thấy tiềm năng của xu hướng đổi mới sáng tạo qua mua lại khởi nghiệp sáng tạo này, khi mà đổi mới sáng tạo của DN đứng trước rất nhiều thách thức do môi trường kinh doanh không ngừng biến động và khó đoán định. Vậy các DN thường mua gì từ các khởi nghiệp sáng tạo? Tại sao cần có mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa các DN khởi nghiệp sáng tạo và các tập đoàn lớn, các DN?

Trước hết, lý do để các khởi nghiệp sáng tạo nằm trong tầm ngắm của các DN lớn là vì với việc mua lại những DN khởi nghiệp sáng tạo, các DN/tập đoàn có thể mua lại những đổi mới sáng tạo xoay quanh những sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh có sẵn. Theo đó, nếu một DN đã có sẵn mô hình kinh doanh, thì việc có thêm những đổi mới sáng tạo cho những sản phẩm, dịch vụ mới không nhất thiết phải đi từ bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D). Bởi, khi việc mua lại một khởi nghiệp sáng tạo sẽ nhanh hơn rất nhiều, thì việc biến khởi nghiệp sáng tạo thành bộ phận R&D của DN là một lựa chọn không tồi để giải quyết vấn đề về thời gian và chi phí.

Lý do thứ hai, việc mua lại những đổi mới sáng tạo cho phép các tập đoàn gia nhập thị trường mới gần với thị trường đã có. Điển hình như trường hợp của Facebook mua lại Instagram để mở rộng sang thị trường gần gũi với họ là mạng xã hội chia sẻ hình ảnh. Thay vì phải cạnh tranh và chia sẻ người dùng, Facebook đã tận dụng được thế mạnh của việc mua sắm này, giúp việc người dùng chuyển đổi thói quen từ Facebook sang Instagram hoặc ngược lại đều có lợi cho họ.

Lý do thứ ba, việc mua lại những công ty với sản phẩm đổi mới sáng tạo đột phá hoặc mô hình kinh doanh đột phá sẽ tạo điều kiện để các tập đoàn, DN phát triển thành những công ty tỷ USD. Mặc dù là hình thức hấp dẫn nhất, nhưng đây là hình thức đòi hỏi đầu tư lớn và tầm nhìn dài hạn. Việc Google mua lại Youtube hay Ebay mua lại Paypal đều chứng minh được tính đúng đắn của các quyết định mua lại.

Bên cạnh đó, việc mua lại các khởi nghiệp sáng tạo còn giúp các DN tiếp cận các tài sản sở hữu trí tuệ; bổ sung nguồn nhân lực; mua toàn bộ công ty, doanh thu và số lượng người dùng mà khởi nghiệp sáng tạo đã tạo dựng được…

Chủ động trong tìm hiểu các công nghệ mới

Tại Việt Nam, trong khi rất nhiều khởi nghiệp vốn xuất thân là các kỹ sư, lập trình viên giỏi còn đang loay hoay với bài toán thị trường, phân khúc khách hàng và mô hình kinh doanh, thì nhiều DN lại gặp khó khăn trong việc áp dụng những công nghệ mới vào bài toán cũ của DN. Việc mua lại cũng đã diễn ra nhưng còn khá khiêm tốn về số lượng và quy mô. Nhiều DN mới đặt vấn đề mua lại khởi nghiệp để giải quyết vấn đề nhân sự về công nghệ.

Trong một chuyến đi đến Việt Nam, khi nói chuyện với các DN du lịch về đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực du lịch, Jeff Hoffman, tỷ phú Mỹ, người đầu tư cho rất nhiều khởi nghiệp sáng tạo đình đám có chia sẻ: Hãy bước chân ra bên ngoài, nhìn nhận và học hỏi những xu hướng công nghệ mới, thậm chí là cả những công nghệ tưởng như không có mối liên quan nào tới ngành nghề của DN. Đổi mới sáng tạo sẽ nảy sinh từ những quan sát, hiểu biết và liên tưởng đó. Sâu xa trong lời khuyên đó chính là nếu DN thực sự muốn đổi mới sáng tạo, hãy chủ động hơn trong việc tìm hiểu các công nghệ mới – mà không ai khác chính các khởi nghiệp sáng tạo là người đang nắm giữ và đi tiên phong trong những xu hướng này.

Không phải ngẫu nhiên Techfest 2017 – sự kiện khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam cũng sắp chứng kiến sự xuất hiện chính thức của hoạt động kết nối các DN vừa với khởi nghiệp sáng tạo và thu hút mạnh mẽ hơn các DN tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp. Đó cũng là một tín hiệu tốt, đánh dấu sự tham gia mạnh mẽ hơn của những DN vào câu chuyện khởi nghiệp sáng tạo xuất phát từ chính nhu cầu đổi mới sáng tạo của họ. Và biết đâu, trong một thời gian ngắn tới đây, chúng ta sẽ chứng kiến nhiều hơn những vụ mua lại khởi nghiệp sáng tạo từ chính các DN, tập đoàn trong nước – một cú hích quan trọng với hệ sinh thái khởi nghiệp còn khá non trẻ của Việt Nam.

Nguyễn Đặng Tuấn Minh – Quản lý & Đồng sáng lập KisStartup

Nguồn: Báo Đấu Thầu

Tác giả: 
Nguyễn Đặng Tuấn Minh – Quản lý & Đồng sáng lập KisStartup

Giới thiệu về KisStartup

KisStartup thành lập năm 2015 với sứ mệnh đồng hành cùng cộng đồng khởi nghiệp trong hoạt động nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo hiệu quả hơn, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng.

Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành một cộng đồng liên tục phát triển của những cá nhân tài năng, tổ chức đổi mới sáng tạo, xây dựng và phát triển tại Việt Nam, hoạt động trên phạm vi toàn cầu và sáng tạo những tác động bền vững.

Để thực hiện được tầm nhìn này, chúng tôi xây dựng và theo đuổi những giá trị sau:

ĐỒNG CẢM: Luôn khởi nghiệp để luôn đồng cảm, chúng tôi luôn nuôi dưỡng trải nghiệm khởi nghiệp của mình để có sự thấu hiểu sâu sắc nhất với những con người/tổ chức luôn đổi mới

HỖ TRỢ TIN CẬY: Luôn là người đồng hành hỗ trợ tử tế cho dự án khởi nghiệp, các đối tác và các khách hàng

SÁNG TẠO: Liên tục đổi mới để sáng tạo những giá trị mới

ĐƠN GIẢN: Với chúng tôi đơn giản là thông minh

HỌC HỎI: Tại KisStartup, không ai không đang học một điều gì đó

CHẤP NHẠN THÁCH THỨC: Tự đặt ra những thách thức cho mình là cách đội ngũ chúng tôi trưởng thành

LUÔN LUÔN TÒ MÒ: Khiến chúng tôi duy trì động lực và hứng khởi mỗi ngày

MINH BẠCH: Khiến chúng tôi luôn tự tin vào những hoạt động và giá trị của mình

TẢI BROCHURE CỦA KISSTARTUP >> TẠI ĐÂY

Chúng tôi thực hiện sứ mệnh của mình thông qua hệ thống các hoạt động:

 

  • Đào tạo

Khởi nghiệp tinh gọn cho startup: Cung cấp các công cụ và kiến thức giúp kiểm chứng ý tưởng, mô hình kinh doanh và các công việc cần thiết để hoàn thiện mô hình kinh doanh và thương mại hóa sản phẩm. 

Khởi nghiệp tinh gọn cho doanh nghiệp: Cung cấp cho lãnh đạo doanh nghiệp tư duy và công cụ để đổi mới sáng tạo, phát triển sản phẩm, dịch vụ, dự án mới theo tinh thần của khởi nghiệp tinh gọn.

Đào tạo người đào tạo (Training of the trainers)

Đào tạo HLV Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo (Innovation& Startup Coach)

Đào tạo người phát triển trong Hệ sinh thái khởi nghiệp (Ecosystem Players)

Đào tạo cộng đồng

Đào tạo theo yêu cầu  >> XEM  CHI TIẾT

  • Huấn luyện

Bạn cần những huấn luyện viên chuyên nghiệp đồng hành để hỗ trở bạn xử lý những vấn đề cụ thể. Họ không phải là những người cho bạn câu trả lời, họ là người đứng từ bên ngoài, đặt câu hỏi và cho bạn công cụ để bạn tìm ra câu trả lời tốt nhất.

Khởi nghiệp tinh gọn (Lean Startup) là phương pháp chúng tôi áp dụng để hỗ trợ các bạn khởi nghiệp với các công cụ và tư duy trong giai đoạn tìm kiếm, khám phá khách hàng, xác định khách hàng và tìm kiếm một mô hình kinh doanh ổn định. >> XEM CHI TIẾT

  • Cố vấn

Đây là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận của KisStartup và là một chi nhánh của chương trình SME Mentoring 1on1 ra đời năm 2011 tại Tp. HCM và là chương trình lâu năm nhất và bài bản nhất tại Việt Nam. Mentoring trở thành một điểm nhấn để chúng tôi kết nối cộng đồng và xây dựng văn hóa tương trợ lẫn nhau giữa các thế hệ doanh nhân để cùng phát triển. Năm 2015, Co-Founder của KisStartup – Nguyễn Đặng Tuấn Minh trở thành quản lý chương trình SME Mentoring 1on1 tại Hà Nội. 

Hướng dẫn tham gia chương trình cố vấn khởi nghiệp cùng SME Mentoring 1:1 Hà Nội  >> XEM CHI TIẾT 

  • Nghiên cứu về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp 

Để hiểu về Năng lực nghiên cứu; Dịch vụ nghiên cứu; Đội ngũ nghiên cứu của chúng tôi >> XEM CHI TIẾT

  • Phát triển nội dung giúp kiểm chứng và thâm nhập thị trường

Có thể bạn có nhiều chất liệu để phát triển nội dung nhưng bạn chưa biết làm thế nào? Bạn cũng chưa biết cách nào để nội dung giúp bạn kiểm chứng/thâm nhập thị trường? Bạn không thể có kinh phí để tiến hành các nghiên cứu thị trường vốn khó có thể cho bạn nắm bắt trực tiếp những gì đang diễn ra với khách hàng? Với dịch vụ phát triển nội dung để kiểm chứng và thâm nhập thị trường. Để hiểu thêm về sản phẩm dịch vụ của chúng tôi >>XEM CHI TIẾT

  • Ươm tạo và tăng tốc: Chương trình ươm tạo và tăng tốc với cấu trúc khác biệt của KisStartup sẽ giúp doanh nghiệp kiểm chứng/hoàn thiện mô hình kinh doanh và phát triển khách hàng trước khi thực sự tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư, huy động nguồn lực từ bên ngoài. >>XEM CHI TIẾT
  • Phát triển các kênh chia sẻ tri thức: Giới thiệu sách hay, Phát triển Không gian đọc Đổi mới sáng tạo (IRS), Viết sách, báo, Blog và các vấn đề có liên quan đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên các kênh Blog, Youtube
Tác giả: 
KisStartup