Case Study

Hành trình với Frontier Incubators: Case Study từ KisStartup

Một trong những giá trị chúng tôi theo đuổi là “Không ngừng học hỏi”. Giá trị đó khiến chúng tôi liên tục đặt ra câu hỏi, chấp nhận thử và chấp nhận sai.  Những nỗ lực không ngừng nghỉ đó đã được ghi nhận bởi Frontier Incubators, sáng kiến của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xã hội gia tăng tác động của họ trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. KisStartup trở thành case study duy nhất trong 31 tổ chức trên toàn khu vực chia sẻ lại kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng như trải nghiệm với chương trình Frontier Incubators trong Guide to Impact Incubation and Accleration - tổng hợp kiến thức & kinh nghiệm của tổ chức được chia sẻ trại Frontier Incubators  

Cùng nhìn lại hành trình chúng tôi với Frontier Incubators để thúc đẩy hoạt động hiện tại và từng bước xây dựng mạng lưới nhà đầu tư thiên thần tại Việt Nam. 

VẤN ĐỀ CHÚNG TÔI GẶP PHẢI

Chúng tôi cần làm rõ mô hình kinh doanh để tập trung vào 2 – 3 sản phẩm chủ đạo. Trước đây, chúng tôi làm việc với các thành phần khác nhau trong hệ sinh thái bao gồm trường đại học, cơ quan nhà nước, tập đoàn và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua hoạt động đạo tạo, huấn luyện và cố vấn khởi nghiệp (mentoring). Tuy nhiên chúng tôi vẫn còn mông lung nên vạch ra chiến lược nào để tận dụng nguồn lực hiện có.

Đồng thời, chúng tôi muốn gia tăng giá trị cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong mạng lưới hiện tại bằng việc giúp họ tiếp cận các khoản đầu tư thiên thần. Nhưng bắt đầu như thế nào và từ đâu thực sự là một câu hỏi lớn cho chúng tôi thời điểm đó. Ở Việt Nam, đầu tư thiên thần vẫn còn là khái niệm mới. Nhà đầu tư chủ yếu đầu tư vào thị trường chứng khoán và bất động sản, và thường kỳ vọng ROI nhanh. Điều đó có nghĩa họ muốn đầu tư vào các dự án có khả năng đem lại lợi nhuận trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, khái niệm “cố vấn khởi nghiệp” (mentoring) cũng vẫn còn mới trong thị trường. Do đó những nỗ lực xây dựng mạng lưới đầu tư thiên thần cho đến nay vẫn chưa thực sự hiệu quả

CHÚNG TÔI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐÓ NHƯ THẾ NÀO

KisStartup là công ty vì lợi nhuận, do đó chúng tôi chưa từng có kinh nghiệm xin tài trợ. Frontier Incubators (FI) là  chương trình đầu tiên chúng tôi nộp bởi chúng tôi nhận thấy đây là cơ hội tốt để học hỏi.

Khi tham gia FI, chúng tôi tận dụng cơ hội để trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực. Chúng tôi chia sẻ trăn trở, những thách thức chúng tôi gặp phải, cả điểm mạnh và điểm yếu của chúng tôi.

Chúng tôi nhận thức rất rõ KisStartup là một tổ chức nhỏ và non trẻ vì thế chúng tôi không thể làm tất cả mọi thứ cùng một lúc. Điều chúng tôi có thể làm là kết nối mọi người với mạng lưới chất lượng. Chúng tôi làm việc với các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở cả khu vực công và khu vực tư nhân. Thông qua hoạt động đào tạo về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, chúng tôi đã từng bước tiếp tục thiết lập mạng lưới và mối quan hệ hợp tác. Chúng tôi quan niệm “Chậm mà chắc”. Chúng tôi kiểm nghiệm thị trường bằng cách tiếp cận của Khởi nghiệp Tinh gọn. Bằng việc không ngừng xây dựng – đo lường – học hỏi nhanh, chúng tôi có thể nhanh chóng đưa ra quyết định dựa trên bài học thực tế.

TRẢI NGHIỆM VỚI FRONTIER INCUBATORS

Nhờ có FI, đội ngũ của chúng tôi đều rút ra được rằng một đội ngũ tinh gọn có thể hoạt động hiệu quả hơn nhiều. Chúng tôi biết cách sàng lọc lại mạng lưới hiện tại, thắt chặt quan hệ hợp tác với các đối tác và tập trung vào khó khăn của doanh nghiệp khởi nghiệp để đem lại giá trị thiết thực cho họ.

Cũng nhờ các chuyên gia và đội ngũ cố vấn của FI từ các tổ chức như Fledge, Mỹ và Spring Activator, Canada, chúng tôi đã từng bước làm rõ tầm nhìn và sứ mệnh của mình. Ngoài ra, chúng tôi cũng xây dựng kế hoạch hành động để phát triển các hoạt động đổi mới sáng tạo trong tập đoàn, đồng thời, phát triển một mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần tại Việt Nam.

Chúng tôi thật sự biết ơn cơ hội được làm việc trực tiếp với Spring Activator tại Hà Nội. Nhờ đó chúng tôi mới có thể thực sự nghiêm túc nhìn nhận lại tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của KisStartup.

Chuỗi chương trình Angel Accelerator của Fledge giúp chúng tôi hiểu hơn về thị trường đầu tư thiên thần chuyên nghiệp. Chúng tôi đã được phép chuyển ngữ một vài nội dung trong chương trình sang tiếng Việt để giáo dục thị trường và thu hút thêm các nhà đầu tư thiên thần tiềm năng đầu tiên gia nhập mạng lưới nhà đầu tư thiên thần. Chúng tôi trân trọng mối quan hệ với cố vấn trong suốt thời gian tham gia chương trình. Từng chia sẻ, từng góp ý, từng câu hỏi đều giúp chúng tôi định hình tư duy “luôn luôn chuẩn bị, không nên vội vã và cẩn thận tìm hiểu thị trường”

Vào tháng 11.2019, chúng tôi đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác với một quỹ đầu tư thiên thần nhỏ tại Việt Nam để hỗ trợ các dự án Nông nghiệp và Thương mại điện tử. Với thế mạnh nâng cao năng lực về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, kết hợp mạng lưới không ngừng lớn mạnh, chúng tôi tin rằng chúng tôi là mảnh ghép còn thiếu cho Quỹ đầu tư này.

BÀI HỌC CHÚNG TÔI RÚT RA

1. Đầu tư vào đội ngũ

Đầu tư vào con người luôn là chiến lược khôn ngoan nhất đặc biệt khi các hoạt động ươm tạo và/hoặc tăng tốc ở mọi nơi đều không có sự chênh lệch quá lớn. Điều khiến bạn khác biệt là cách bạn triển khai chương trình. Hay nói cách khác, trên tất cả kênh truyền tải giá trị chính là điều làm nên lợi thế của bạn.

2. Không ngừng học hỏi

Những chương trình hỗ trợ như FI sẽ chỉ đem lại hiệu quả tăng trưởng khi chúng ta thực sự ý thức vấn đề chúng ta đang gặp phải và đưa ra câu hỏi hay. Luôn có những người lắng nghe giỏi sẵn sàng đưa cho bạn những câu hỏi hay để suy ngẫm.

3. Thật khó để đưa ra quyết định nhưng không ai làm thay bạn được.

Cho dù bạn gặp gỡ nhiều chuyên gia hay nhận được nhiều lời khuyên tới cỡ nào đi chăng nữa, chính bạn và đội ngũ của bạn mới là những người quyết định nên đi theo hướng nào.

Không ngừng xây dựng các giả định/ MVP giống như doanh nghiệp khởi nghiệp, đo lường với KPI, dữ liệu cụ thể, và học hỏi càng nhiều càng tốt.

4. Cố vấn rất quan trọng

Các cố vấn khởi nghiệp (mentors) quan trọng không chỉ với doanh nghiệp khởi nghiệp và mới các đơn vị trung gian như chúng ta. Do đó, xây dựng một mạng lưới cố vấn khởi nghiệp đòi hỏi nỗ lực lớn và sự kiên trì nhưng “có công mài sắt có ngày nên kim”.

5. Cần có đội ngũ huấn luyện viên

Các huấn luyện viên - người đưa ra câu hỏi kỹ thuật hay - cũng quan trọng không kém. Họ và các cố vấn khởi nghiệp bù trừ rất tốt cho nhau trong mọi vườn ươm hay chương trình tăng tốc.

6. Tập trung vào thế mạnh

Một con chim trong tay còn hơn hai con chim trong bụi rậm” – tận dụng và xây dựng mọi thứ dựa trên thế mạnh của bản thân chính là chiến lược tốt nhất.

7. Doanh nghiệp khởi nghiệp là khách hàng của chúng ta

Đừng quên đặt doanh nghiệp khởi nghiệp vào trung tâm của mọi hoạt động. Đôi khi, để tồn tại trước mắt, chúng ta quên đi điều này và tập trung vào những thứ khác. Nhưng khi nhìn mọi thứ rõ ràng hơn và nhắc nhở bản thân thường xuyên, chúng ta sẽ tìm ra ý nghĩa trong mọi điều chúng ta làm.

Xem bản tiếng Anh tại: https://toolkits.scalingfrontierinnovation.org/guide/introduction/

Tác giả: 
KisStartup

Giới thiệu cuốn sách Business Model Innovation using IoT applications in Vietnam

Cuốn sách xuất bản năm 2019 là một kết quả tập hợp 10 trường hợp nghiên cứu về ứng dụng IoT vào các mô hình kinh doanh ở Việt Nam. 7 trong số 10 trường hợp nghiên cứu này do các nghiên cứu viên thuộc nhóm nghiên cứu của KisStartup thực hiện phối hợp với các giảng viên, nghiên cứu viên của Đại học Tôn Đức Thắng. Cuốn sách được xuất bản nằm trong dự án Silicon Valley Asia, được sự tài trợ của Chính phủ Đài Loan. 

Case 1: IoT application in Smart energy in Smart cities – from idea to practice Minh Nguyen Dang Tuan1, Thi Minh Ly Pham2, Nhan Nguyen Thanh
Case 2: IoT in hotel management – a local approach to empower managers in decision making
Author (s)    Pham Thanh Hang, Pham Thi Minh Ly
Case 3: Smart-home and its impact on real estate industry
Author (s)    Nguyen Dang Tuan Minh, Pham Thi Minh Ly, Nha Le Duc
Case 4: IoT application in child education– how it is changing the way children learn
Author (s)    Nguyen Thi Hanh
Case 5: IoT in agriculture – facing the scalability challenge    
Author (s)    Nguyen Hoang Giang 
Case 6: IoT in health care – a transformational challenge for startups in the field
Author (s)    Nguyen Dang Tuan Minh
Case 7: IoT and Big Data for Smart City Route optimization with big data and the support of existing IoT platform 
Author (s)    Long Nam Pham, Dang Tuan Minh Nguyen, Minh Tuan Phung

Tác giả: 
KisStartup

Dịch vụ nghiên cứu

KisStartup thực hiện các nghiên cứu liên quan đến đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp mang tính thực tiễn, hữu ích cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức hỗ trợ trong và ngoài nước và các cơ quan chức năng và chính phủ. Những nghiên cứu góp phần làm quá trình ra quyết định hiệu quả hơn.

Để tìm hiểu thêm về năng lực nghiên cứu của chúng tôi và đội ngũ nghiên cứu đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại KisStartup, bạn có thể xem thêm phần đội ngũ

Để chúng tôi hiểu rõ hơn nhu cầu nghiên cứu của quý vị, hãy để lại thông tin cho chúng tôi: hello@kisstartup.com

Tác giả: 
KisStartup

Năng lực nghiên cứu

Năng lực nghiên cứu thực tiễn về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của KisStartup được hình thành từ những công cụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mà chúng tôi sử dụng trong quá trình đào tạo, được bổ trợ bởi chất liệu thực tiễn từ các startup và các dự án đổi mới sáng tạo chúng tôi làm việc cùng. Năm 2017, Đội ngũ của KisStartup đã hoàn thành 07 case study nghiên cứu về những mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực công nghệ tiên phong theo đơn đặt hàng của Đại học Tôn Đức Thắng và FCU - Đại học Phùng Giáp, Đài Trung, Đài Loan. Các case study được trình bày tại Hội thảo Quốc tế:  Business Opportunities and Innovative Models Driven by the Internet: Cases in Vietnam diễn ra tại HCMC vào tháng 3.2018 và Đài Loan 4.2018

Cũng trong năm 2017, chúng tôi tham gia vào 02 nghiên cứu chính sách quan trọng do dự án Đối tác Đổi mới sáng tạo Việt Nam Phần Lan (IPP) đặt hàng. 1. Mechanisms to improve financial models for startups; 2. Entrepreneurship & Innovation in Higher Education Institutions and Policy Implications from IPP case study.

Năm 2018, chúng tôi phối hợp với các đối tác khác nhau để xây dựng các nghiên cứu thực tiễn cho cộng đồng, các giáo trình đào tạo, các nghiên cứu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho những lĩnh vực đặc thù để từ đó cung cấp những thông tin có giá trị cho cộng đồng, các đơn vị hỗ trợ và các nhà lập sách.

Nghiên cứu

Bên cạnh các hoạt động đào tạo, huấn luyện, cố vấn và kết nối đầu tư, với mong muốn có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về các hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, tại KisStartup, mảng nghiên cứu đóng một phần không kém quan trọng trong sự phát triển của công ty. Với nỗ lực kết nối và liên tục hoàn thiện năng lực này, trong năm 2017,2018, KisStartup đã có những dự án nghiên cứu về khởi nghiệp, ĐMST tham gia cùng các chuyên gia đối tác như Dự án Đối tác ĐMST VIệt Nam - Phần Lan (IPP2), Đại học Tôn Đức Thắng - HCM, Dự án của chính phủ Đài Loan. 

Năng lực nghiên cứu thực tiễn về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của KisStartup được hình thành từ những công cụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mà chúng tôi sử dụng trong quá trình đào tạo, được bổ trợ bởi chất liệu thực tiễn từ các startup và các dự án đổi mới sáng tạo chúng tôi làm việc cùng.

Năm 2017, Đội ngũ của KisStartup đã hoàn thành 07 case study nghiên cứu về những mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực công nghệ tiên phong theo đơn đặt hàng của Đại học Tôn Đức Thắng và FCU - Đại học Phùng Giáp, Đài Trung, Đài Loan. Các case study được trình bày tại Hội thảo Quốc tế: Business Opportunities and Innovative Models Driven by the Internet: Cases in Vietnam diễn ra tại HCMC vào tháng 3.2018 và Đài Loan 4.2018 Cũng trong năm 2017, chúng tôi tham gia vào 02 nghiên cứu chính sách quan trọng do dự án Đối tác Đổi mới sáng tạo Việt Nam Phần Lan (IPP) đặt hàng. 1. Mechanisms to improve financial models for startups; 2. Entrepreneurship & Innovation in Higher Education Institutions and Policy Implications from IPP case study.

Năm 2018, chúng tôi phối hợp với các đối tác khác nhau để xây dựng các nghiên cứu thực tiễn cho cộng đồng, các giáo trình đào tạo, các nghiên cứu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho những lĩnh vực đặc thù để từ đó cung cấp những thông tin có giá trị cho cộng đồng, các đơn vị hỗ trợ và các nhà lập sách.
KisStartup thực hiện các nghiên cứu liên quan đến đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp mang tính thực tiễn, hữu ích cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức hỗ trợ trong và ngoài nước và các cơ quan chức năng và chính phủ. Những nghiên cứu góp phần làm quá trình ra quyết định hiệu quả hơn.

Một số các kết quả nghiên cứu trong năm 2018 mà thành viên của KisStartup đã thực hiện cùng các chuyên gia và nhà nghiên cứu khác

Tài liệu thảo luận chính sách "Cơ chế tài chính hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo - Kinh nghiệm của IPP2, các mô hình quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam" >> Tải tại đây

Tài liệu Thảo luận chính sách: Thúc đẩy giáo dục về đổi mới sáng tạo & khởi nghiệp trong các trường đại học >>Tải tại đây

Bài viết đăng trên tạp chí quốc tế: Applying mindfulness-based reliability strategy by the Internet of Things in healthcare – a business model in the Vietnamese market. Journal: Technological Forecasting & Social Change. >>Tải tại đây (đến hết ngày 29.2.2019) hoặc >>Tại đây

Bài viết đăng trên tạp chí quốc tế:Smart-building management system: An Internet-of-Things (IoT) application business model in Vietnam. Journal: Technological Forecasting & Social Change. >> Xem tại đây

- Hơn 45 bài viết, bài nghiên cứu trên các báo và tạp chí khác như Tia Sáng, Báo Đấu thầu, Thời Báo Kinh tế Việt Nam 

Năm 2019, chúng tôi sẽ cho ra mắt bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam VSEEM.

ĐỂ ĐẶT HÀNG NGHIÊN CỨU VỚI KISSTARTUP, LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI QUA EMAIL: HELLO@KISSTARTUP.COM

Nguyễn Đặng Tuấn Minh

ThS. Quản trị doanh nghiệp số. Đại học Westminster, Vương Quốc Anh. Cử nhân Kinh tế Đối ngoại Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.

Tác giả cuốn sách “Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo – Tư duy và Công cụ”. NXB Phụ Nữ

Tác giả cuốn sách: Kinh doanh trực tuyến. Tối ưu hóa công cụ thương mại điện tử. NXB Dân Trí

Thành viên nghiên cứu báo cáo chính sách: Cơ chế để cải thiện các mô hình tài chính cho khởi nghiệp theo đặt hàng của Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP).

Thành viên nghiên cứu báo cáo chính sách: Đào tạo ĐMST và Khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo đại học tại Việt Nam theo đặt hàng của Dự án Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP).

Trưởng nhóm nghiên cứu 07 case studies Business Opportunities and Innovative Models Driven by the Internet: Cases in Vietnam

   

Phạm Thanh Hằng

Giảng viên môn Quản trị Kinh doanh. Đại học Hà Nội.

Hoàn thành chương trình đào tạo HLV khởi nghiệp tại KisStartup.

Sáng lập và vận hành Hằng Mun IELTS.

Thành viên nghiên cứu chính sách nghiên cứu Cơ chế để cải thiện các mô hình tài chính cho khởi nghiệp (Mechanisms to improve financial models for startups) theo đặt hàng của Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP).

Nguyễn Thị Hạnh

Giảng viên môn Khởi nghiệp & Đổi mới sáng tạo. Đại học Ngoại Thương. Nhóm nghiên cứu 07 case studies Business Opportunities and Innovative Models Driven by the Internet: Cases in Vietnam

   
   

JUNIOR RESEARCH

   

Tạ Hương Thảo

Điều phối các chương trình nâng cao năng lực tại KisStartup

Phạm Thị Mai

Điều phối truyền thông và phát triển mạng lưới tại KisStartup.

Tác giả: 
KisStartup