HEDLEY & BENNETT – Không ai hiểu vấn đề của bạn bằng chính bạn

11/04/18 06:04:16 Lượt xem:

Phân tích & Giới thiệu: Hương Thảo – Điều phối các chương trình nâng cao năng lực tại KisStartup

Tạp dề của đầu bếp, phục vụ bàn là thứ đầu tiên tạo ấn tượng cho khách hàng nhưng lại là thứ cuối cùng nhà hàng nghĩ tới khi cân nhắc đầu tư. Tưởng như nhỏ bé và vô vị nhưng dưới con mắt quan sát và qua bàn tay thiết kế của Ellen Bennett, những chiếc tạp dề đã đem lại cho doanh nghiệp của cô hàng tỷ đô. 

Là một đầu bếp từng làm việc tại nhà hàng Providence tại Los Angeles, nhà hàng được 2 sao Michelin, Bennett hiểu rõ hơn ai hết vấn đề mà đầu bếp gặp phải khi sử dụng tạp dề. Tạp dề thường được làm bằng vải pha poly – cotton giá rẻ. Chúng thường dày, quá cỡ nên khiến đầu bếp khó di chuyển. Ngoài ra, túi trên tạp dề thường rất dễ rách, quai đeo lại khó điều chỉnh. 

Trăn trở và muốn thay đổi diện mạo của các đầu bếp khiến căn bếp trở nên màu sắc và giúp các đầu bếp thoải mái sáng tạo mà không cần lo lắng về chiếc tạp dề dày cộp, khó chịu, Bennett bắt đầu tìm hiểu về thị trường tạp dề và cô nhận ra rằng hiện nay tạp dề làm từ vải chất lượng cao có trên thị trường nhưng giá thành cao ($170 – $350/chiếc) trong khi hàng đại trà giá rẻ hơn lại không đảm bảo chất lượng. Vậy nên, trên thị trường vẫn còn một khoảng trống đó là tạp dề chất lượng tốt mà giá cả phải chăng.

Công việc kinh doanh với Hedley & Bennett đến bất ngờ khi một đầu bếp chia sẻ họ đang tìm công ty cung cấp tạp dề. Cô thuyết phục ông để cô thử. Không ai hiểu đầu bếp bằng đầu bếp. Vậy nên tạp dề cô làm ra giải quyết vấn đề mà họ gặp phải từ chất liệu vải sử dụng chất liệu thoáng mát đến từng đường may trên túi tạp dề được may theo kỹ thuật may quần jean để tránh tình trạng rách khi đang sử dụng. Màu sắc cũng là yếu tố được Hedley & Bennett cân nhắc vì sử dụng trong nhà hàng nên màu sắc cần trang nhã tuy nhiên Hedley & Bennett vẫn thêm điểm nhấn để tạp dề trở nên sống động hơn. 

Đầu bếp ai cũng nhìn ra được vấn đề Bennett nhưng không phải ai cũng nghĩ ra được giải pháp và biến giải pháp đó thành cơ hội kinh doanh tỷ đô. Ngay cả khi giải pháp mới được hình thành, Bennett vẫn tiếp tục tiếp cận với khách hàng để tìm hiểu vấn đề và hoàn thiện giải pháp của mình hơn, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. 

Qua câu chuyện này tôi cho rằng vấn đề luôn ở khắp mọi nơi, quan trọng là chúng ta phát hiện ra nó không và tìm ra được giải pháp phù hợp. Ngoài ra, cơ hội kinh doanh có thể đến bất kì lúc nào, ngay cả khi giải pháp chưa hoàn thiện hãy cứ tiếp xúc và trò chuyện cùng khách hàng để tìm hiểu “painpoint” cũng như mong muốn của họ thì thành công chỉ là vấn đề của thời gian mà thôi. 

Nguồn tham khảo: Fast Company

Sưu tầm và tổng hợp: KisStartup

Bình luận - Sự kiệnKIẾN THỨC CHO STARTUPTags 

Tác giả: 
KisStartup

Tin tức liên quan