5 phút mỗi ngày: Sách khởi nghiệp: The thank you economy của Gary Vayerchuck – Phần 1: Cách tiếp cận 2 mặt: bản chất con người & Mạng xã hội

Chúng tôi cùng trở lại với bạn trong chuyên mục 5 phút mỗi ngày đọc sách cùng các chủ doanh nghiệp của KisStartup. Khi dịch cuốn sách này và giới thiệu đến bạn, chúng tôi thầm cảm ơn thời gian vừa qua, khi được trải nghiệm cùng bạn trên các trang sách và các mạng xã hội đã giúp chúng tôi đến gần với nhu cầu của bạn thế nào. Chúng tôi vui vì những giá trị của chúng tôi được trân trọng, và vì vậy, sức mạnh của nền kinh tế cảm ơn cần đặt vào đúng vị trí của nó. Chúng tôi rất tâm đắc với câu nói của Gary: “Điều duy nhất trên đời sẽ không bao giờ thay đổi đó là bản chất con người. Khi được lựa chọn, con người sẽ luôn dành thời gian với người mà mình yêu quý. Họ cũng thường làm kinh doanh cùng và mua sản phẩm từ những người họ tin tưởng”. 

The Thank You Economy (Nền Kinh tế Cảm ơn) của Gary Vaynerchuck. Vaynerchuck sẽ cho bạn thấy một góc nThaohìn về nền tảng marketing đang thay đổi từng ngày. Vaynerchuck cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của mạng xã hội trong bất kỳ con đường kinh doanh nào, phá bỏ những lời chỉ trích thông thường và đưa ra chiến lược hiệu quả. Cũng trong cuốn sách, Vaynerchuck giải thích văn hóa công ty và mức độ hạnh phúc của nhân viên quan trọng như thế nào trên con đường xây dựng công ty thành công. Cuốn sách đưa ra ví dụ thực tế tại các công ty, cách áp dụng quy tắc của Kinh tế Cảm ơn và sử dụng mạng xã hội để thay đổi công việc kinh doanh.

Hãy cùng chúng tôi đọc và thực hành những bước đầu tiên của cuốn sách:


ThankYouEconomy_coverCHÀO MỪNG ĐẾN VỚI NỀN KINH TẾ CẢM ƠN

Mọi thứ – ngoại trừ bản chất con người – đã thay đổi như thế nào

Không có mối quan hệ nào tự nhiên mà có. Cuộc sống sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu thiếu đi các mối quan hệ. Cách chúng ta nuôi dưỡng các mối quan hệ tác động nhiều nhất tới cách chúng ta sống. Kinh doanh cũng như vậy. Kinh doanh thực sự không hình thành từ những cuộc họp mà từ những bữa ăn còn bỏ dở ở quán bar hay trong giờ giải lao của một chương trình nhạc kịch.

Điều duy nhất trên đời sẽ không bao giờ thay đổi đó là bản chất con người. Khi được lựa chọn, con người sẽ luôn dành thời gian với người mà mình yêu quý. Họ cũng thường làm kinh doanh cùng và mua sản phẩm từ những người họ tin tưởng.

Hiện nay, họ hoàn toàn có thể làm được điều đó. Mạng xã hội giúp khách hàng tương tác với doanh nghiệp giống như với những người bạn và gia đình của họ.

Mạng xã hội

Những doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cần học sử dụng mạng xã hội đúng cách để xây dựng mối quan hệ 1 -1 với khách hàng nhằm tác động lên thị trường hiện tại và trong tương lai.

Ngoài ra đây cũng là cách kết nối thực sự với khách hàng, cơ hội để lắng nghe họ muốn gì, nghĩ gì, mọi thứ diễn ra như thế nào, sản phẩm hoạt động ra sao và còn thiếu sót ở điểm nào!

Nếu mối quan hệ 1 – 1 trở thành một trong những cách tiếp cận với khách hàng quan trọng nhất, nhiều doanh nghiệp sẽ phải trải qua quá trình thay đổi văn hóa doanh nghiệp toàn bộ để cạnh tranh trên thị trường.

Kỳ vọng của khách hàng đang thay đổi chóng mặt và mạng xã hội đã thay đổi hoàn toàn cách các tông ty phải kết nối với khách hàng của họ. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng giờ đây khác rất nhiều so với những năm trước đây.

Hơn cả mạng xã hội

Mạng xã hội = Kinh doanh.

Kinh tế Cảm ơn còn cao hơn cả mạng xã hội. Sự xuất hiện của mạng xã hội chỉ là chất xúc tác cho cuộc cách mạng đã ấp ủ từ lâu trong tâm trí khách hàng – những người luôn cảm thấy cô đơn, không được coi trọng và bị phớt lờ. Kinh tế Cảm ơn giải thích lí do vì sao doanh nghiệp phải học cách thay đổi những chiến dịch truyền thông của họ để tận dụng những nền tảng đã thay đổi hoàn toàn văn hóa khách hàng và cả xã hội.

Xóa bỏ mọi rào cản

Hiện nay những ông lớn tại Mỹ ưa chuộng thương mại điện tử tuy nhiên những nhà lãnh đạo doanh nghiệp, quản lý thương hiệu và marketer lại ngăn cản doanh nghiệp của họ tiếp cận các mạng xã hội để bảo vệ vùng an toàn mà ở đó họ tin rằng những con số vẫn còn hữu dụng.

Nhưng nếu bạn đợi mạng xã hội chứng minh hiệu quả của nó trước khi quyết định kết nối với khách hàng theo kiểu 1 – 1, bạn sẽ mất đi cơ hội quý giá để đi trước đối thủ.

Tôi có thể nói rằng mạng xã hội giống như quả thận của chúng ta – thiếu một quả chúng ta vẫn có thể sống nhưng nếu muốn sống khỏe và sống lâu thì chúng ta cần cả 2 quả thận. Tóm lại, theo tôi, mạng xã hội quan trọng như trái tim của một doanh nghiệp vậy.

“Trong thế giới thay đổi từng giờ này, người tiếp cận thị trường trước mới là người tạo sự ảnh hưởng”.

Tại sao người thông minh bỏ qua mạng xã hội và Tại sao họ không nên làm vậy

Tôi đã nghe các công ty biện hộ đủ lí do cho việc họ không sử dụng và đầu tư vào mạng xã hội. Dưới đây là 11 lí do và tôi sẽ phân tích từng lí do một.

  1. Không có Tỷ suất lợi nhuận/Đầu tư (ROI – Return on Investment

Người ta đã chứng minh ROI trong việc làm bất kỳ thứ gì để biến khách hàng trở thành người đồng hành cùng công ty/ thương hiệu của bạn. Trong nền Kinh tế Cảm ơn, yếu tố then chốt của dịch vụ khách hàng cao cấp nằm ở sự tương tác 1 – 1 trên mạng xã hội. Đó là những gì khách hàng muốn. mà chúng ta đều biết khách hàng là thượng đế.

  1. Những chỉ số không đáng tin cậy.

Các công cụ để theo dõi và đo lường những sáng kiến truyền thông đang ngày càng tinh vi và tin cậy hơn.

  1. Mạng xã hội vẫn còn quá non trẻ.

Trong thế giới thay đổi từng giờ này, ai tiếp cận thị trường trước mới là người tạo sức ảnh hưởng.

  1. Mạng xã hội chỉ là một xu hướng xuất hiện và rồi sẽ biến mất. Nếu một ngày nào đó người dùng chuyển từ Facebook sang một phương tiện khác tốt hơn, không phải họ không sử dụng mạng xã hội nữa mà họ chỉ chuyển sang dùng một phương tiện tốt hơn mà thôi. Hãy thay đổi cùng họ.
  1. Chúng ta cần kiểm soát nội dung đăng tải.

Nhiều công ty không tạo Fanpage trên Facebook vì sợ những bình luận tiêu cực của khách hàng. Vậy bạn thích khách hàng đăng những lời bình luận đó lên chỗ mà bạn không có cách nào để phản hồi?

  1. Tôi không có thời gian để theo dõi/không muốn trả tiền cho một ai đó để theo dõi

Nếu bạn muốn phát triển doanh nghiệp của mình, bạn sẽ phải dành thời gian để tự theo dõi cuộc trò chuyện bởi vì bạn không còn lựa chọn nào khác.

  1. Chúng tôi vẫn đang làm tốt mà không cần có mạng xã hội

Một công ty có khả năng cạnh tranh luôn bảo thủ. Luôn luôn như vậy.

  1. Chúng tôi đã thử nhưng nó không hiệu quả.

Bạn không thể phủ tác động lan tỏa của mạng xã hội mà không cần quá nhiều thời gian chờ đợi hay cam kết và chiến lược.

  1. Những vấn đề pháp lý quá phức tạp.

Tự cho phép bản thân từ bỏ trước khi bạn bắt đầu mà không tìm hiểu mọi cơ hội có thể đều không thể chấp nhận được.

  1. Chúng tôi chờ đợi quá lâu để thấy kết quả.

Những lợi ích lâu dài của việc tương tác với khách hàng gần như luôn trái với thực tế ngắn hạn – điều khiến mọi người duy trì công việc của họ.

  1. Mạng xã hội chỉ hiệu quả với startup, những công ty công nghệ hoặc phong cách sống (lifestyle brand).

Đúng, một vài sản phẩm sẽ hấp dẫn hơn sản phẩm khác nhưng nếu không còn chỗ cho sản phẩm của bạn nữa, bạn sẽ không thể tồn tại được trên thị trường.

(Còn tiếp)


KisStartup nhận ra rằng, việc đọc cả một cuốn sách dài với những founder của startup là điều không khả thi. Vì vậy, cần có một cách tóm tắt hiệu quả hơn chỉ là giới thiệu sách, một tóm tắt đủ cẩn thận với độ dài vừa phải, với những thông điệp quan trọng. Được mentor Phan Đình Tuấn Anh của SME Mentoring 1:1 giới thiệu, chúng tôi đã tìm được địa chỉ có những cuốn sách được tóm tắt và giới thiệu một cách cẩn thận tại Paul Minors. Sau khi được Paul cho phép, chúng tôi lựa chọn cuốn sách phù hợp nhất với khởi nghiệp, đội nhóm của KisStartup tìm đọc các cuốn sách nguyên gốc để đảm bảo chắc chắn một lần nữa cuốn sách phù hợp với các khởi nghiệp và chuyển nghĩa sang tiếng Việt. Trong suốt 2018, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với bạn những cuốn sách này và chia nhỏ theo từng phần để phù hợp thời lượng đọc của bạn tối đa 5 phút mỗi lần.

Các cuốn sách được đồng nghiệp của tôi tại KisStartup – Tạ Hương Thảo – Điều phối các chương trình nâng cao năng lực  và Mai Phạm – Điều phối truyền thông và phát triển mạng lưới tại KisStartup  chuyển nghĩa. Tôi hy vọng bạn cũng như tôi tìm được giá trị từ cuốn sách này. Đúng như tác giả của cuốn sách Ben Horowitz nói: “Cái khó không phải là đặt ra những mục tiêu lớn, thách thức và táo bạo. Cái khó chính là việc bạn phải sa thải nhân viên khi bạn không thực hiện được những mục tiêu lớn ấy“. Làm thế nào để cùng nhau xây dựng tầm nhìn, trở thành một CEO theo đúng nghĩa và duy trì được sự kiên định trên con đường sáng tạo giá trị, hãy cùng đọc, khám phá và thực hành“.

Nguyễn Đặng Tuấn Minh. Quản lý & Đồng sáng lập KisStartup

 

Sách khởi nghiệpTags

Tác giả: 
KisStartup

Tài liệu khác