5 phút mỗi ngày: Sách khởi nghiệp: The Hard Thing about Hard things- Phần 3 – Làm thế nào để dẫn dắt công ty trong khi chính bạn cũng không biết công ty sẽ đi đâu về đâu?

 
 

Nếu ở Thao-2phần 1 bạn đã học cách đối diện với những khó khăn (Khi mọi thứ bắt đầu đổ vỡ), xử lý những mâu thuẫn giữa tầm nhìn mục tiêu dài hạn với thách thức trước mắt, và ở phần 2, bạn thực hành việc xây dựng từng bước văn hóa công ty khi quan tâm đến Con người, rồi mới đến sản phẩm, và lợi nhuận sau cùng thì ở phần 3 này, có thể bạn cũng như tôi đặt ra câu hỏi Làm thế nào để dẫn dắt công ty trong khi chính bạn cũng không biết công ty sẽ đi đâu về đâu? Phần 3 ngắn nhất nhưng có lẽ sẽ có những giá trị lắng đọng với bạn và giúp bạn giải quyết băn khoăn. Bạn sẽ tìm ra câu trả lời trong phần viết quan trọng này. Bạn là founder, là CEO nhưng bạn không phải nhất thiết trở thành Steve Jobs, bạn là bạn và với phong cách lãnh đạo riêng của bạn. Vậy hãy đọc, gọi tên và hình thành rõ nét 3 điều quan trọng làm nên phong cách lãnh đạo của bạn ngay bây giờ


valuesLàm thế nào để dẫn dắt công ty trong khi chính bạn cũng không biết công ty sẽ đi đâu về đâu

CEO thường mắc một trong những sai lầm sau đây: Họ coi mọi việc quá cá nhân hoặc cá nhân chưa đủ.

Trong trường hợp đầu tiên, CEO coi mọi vấn đề đều rất nghiêm trọng, rất cá nhân và cần khắc phục ngay lập tức. Nếu CEO chỉ tập trung vấn đề bên ngoài, họ sẽ đẩy nhân viên của mình vào tình thế không muốn làm việc tại công ty nữa. Nếu CEO chỉ tập trung vào vấn đề nội bộ công ty, chính họ sẽ cảm thấy chán nản với mọi thứ, khiến họ mất động lực làm việc mỗi ngày.

Trong trường hợp thứ hai, CEO giữ thái độ “Mọi thứ không tệ đến mức đó đâu!”. Với thái độ này, CEO thấy mọi vấn đề đều không quá tồi tệ và không cần giải quyết ngay. Họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi không đối diện với vấn đề. Tuy nhiên, khi CEO không thực sự bắt tay vào giải quyết bất kỳ vấn đề gì và dần dần khiến nhân viên nản lỏng. Kết cục, công ty buộc phải dừng hoạt động.

Vậy CEO nên làm gì? Cấp bách nhưng không đượchoảng loạn. CEO nên quyết đoán, tránh đổ lỗi. Nếu bạn có thể tách biệt vấn đề ra khỏi cảm xúc, bạn sẽ tránh đẩy nhân viên hay chính bạn vào khủng hoảng.

Kỹ năng CEO khó nhất

Người CEO tuyệt vời là người đối diện với nỗi đau. Họ vượt lên trên khó khăn, vất vả, cực nhọc. Một CEO bình thường sẽ tập trung vào chiến lược, cảm quan kinh doanh và rất nhiều lời giải thích tự tôn vinh bản thân khác. Còn một CEO tầm cỡ sẽ luôn kiên định, họ luôn nói “Tôi đã không bỏ cuộc”.

Đi theo người lãnh đạo

Không có bất kỳ quy chuẩn nào cho một CEO hoàn hảo. Những CEO như Steve Jobs, Bill Campbell hay Andy Grove có phong cách hoàn toàn khác nhau nhưng đều làm nên những điều tuyệt vời. Có lẽ nhân tố quan trọng nhất làm nên một CEO thành công đó là khả năng lãnh đạo. Khả năng lãnh đạo là gì và chúng ta nên hiểu khả năng lãnh đạo trong công việc của một CEO như thế nào?

Ba yếu tố then chốt của khả năng lãnh đạo đó là: khả năng thể hiện tầm nhìn, tham vọng đúng đắn và khả năng đạt được tầm nhìn đó.

Có những yếu tố nên được tập trung nhiều hơn yếu tố khác nhưng mọi CEO đều nên rèn luyện 3 kỹ năng trên.

Hành động như một CEO

Ban đầu có thể bạn không quen với những công việc cơ bản nhất của một CEO. Điển hình là đưa ra lời nhận xét. Vậy làm thế nào để chúng ta thành thạo những công việc “không quen” đó?

Hãy thành thật. Đừng phê bình nhân viên trước mặt người khác và bạn nên nhớ rằng không một đánh giá nào đúng cho tất cả mọi người. Hãy thẳng thắn nhưng đừng cố ý. Nhớ rằng, góp ý là một cuộc đối thoại thay vì độc thoại.

“KisStartup nhận ra rằng, việc đọc cả một cuốn sách dài với những founder của startup là điều không khả thi. Vì vậy, cần có một cách tóm tắt hiệu quả hơn chỉ là giới thiệu sách, một tóm tắt đủ cẩn thận với độ dài vừa phải, với những thông điệp quan trọng. Được mentor Phan Đình Tuấn Anh của SME Mentoring 1:1 giới thiệu, chúng tôi đã tìm được địa chỉ có những cuốn sách được tóm tắt và giới thiệu một cách cẩn thận tại Paul Minors. Sau khi được Paul cho phép, chúng tôi lựa chọn cuốn sách phù hợp nhất với khởi nghiệp, đội nhóm của KisStartup tìm đọc các cuốn sách nguyên gốc để đảm bảo chắc chắn một lần nữa cuốn sách phù hợp với các khởi nghiệp và chuyển nghĩa sang tiếng Việt. Trong suốt 2018, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với bạn những cuốn sách này và chia nhỏ theo từng phần để phù hợp thời lượng đọc của bạn tối đa 5 phút mỗi lần.

The Hard Thing about Hard things là cuốn đầu tiên chúng tôi giới thiệu bởi chúng tôi thấy ở đó sự đồng cảm với những khởi nghiệp, những câu chuyện không bao giờ cũ về con người và thái độ ứng xử với startup và những con người trong tổ chức vốn sinh ra để đi tìm kiếm những mô hình kinh doanh mới đầy thách thức nhưng không ít cám đỗ. Khởi nghiệp nhiều khó khăn và đòi hỏi những nỗ lực phi thường. Ben Horowitz đưa ra những thông điệp cô đọng, chỉ ra những điều cần thiết khi đôi khi ta lãng quên. Khi đọc nó, tôi nhận ra một điều, văn hóa doanh nghiệp có lẽ cũng hình thành từ sự trưởng thành của người sáng lập khởi nghiệp sáng tạo từ vai trò một sáng lập viên – startup founder- thành người sở hữu một doanh nghiệp sáng tạo giá trị – business owner.

Cuốn sách được đồng nghiệp của tôi tại KisStartup – Tạ Hương Thảo – Điều phối các chương trình nâng cao năng lực tại KisStartup” chuyển nghĩa. Tôi hy vọng bạn cũng như tôi tìm được giá trị từ cuốn sách này. Đúng như tác giả của cuốn sách Ben Horowitz nói: “Cái khó không phải là đặt ra những mục tiêu lớn, thách thức và táo bạo. Cái khó chính là việc bạn phải sa thải nhân viên khi bạn không thực hiện được những mục tiêu lớn ấy“. Làm thế nào để cùng nhau xây dựng tầm nhìn, trở thành một CEO theo đúng nghĩa và duy trì được sự kiên định trên con đường sáng tạo giá trị, hãy cùng đọc, khám phá và thực hành“. Nguyễn Đặng Tuấn Minh. Quản lý & Đồng sáng lập KisStartup

KIẾN THỨC CHO STARTUPSách khởi nghiệpTư duy khởi nghiệpTags

Tác giả: 
KisStartup

Tài liệu khác