Khởi nghiệp tinh gọn

Tư duy tinh gọn trong Đổi mới sáng tạo khu vực công: Câu chuyện từ Vương quốc Anh

20/09/2018 08:00 - Nguyễn Đặng Tuấn Minh

Lãng phí lớn nhất trong các loại lãng phí là những lãng phí mà chúng ta không nhận diện được. “The most dangerous kind of waste is the waste we do not recognize” – Shigeo Shingo


Cambridge là thành phố được đánh giá có ĐMST mạnh mẽ nhất ở Anh, với số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế: 341 đơn đăng ký sáng chế trên 100.000 cư dân (so với 80 ở Oxford và 21 ở London). Nguồn: insider-london.co.uk

Từ khi sản xuất “tinh gọn” của Toyota ra đời, rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức được truyền cảm hứng từ cách làm tinh gọn của họ. “Tinh gọn” trở thành một tư duy, một cách tiếp cận thú vị truyền cảm hứng cho Eric Ries phát triển khởi nghiệp tinh gọn “lean startup”, với 05 triết lý trong đó nhấn mạnh vòng lặp Xây dựng- Đo lường- Học hỏi (Build-Measure-Learn), học tập có kiểm chứng, xây dựng sản phẩm khả dụng với tính năng tối thiểu và kế toán đổi mới sáng tạo, tăng tốc độ và tiết kiệm các nguồn lực trở thành một khía cạnh mới của “tư duy tinh gọn”. Không chỉ khu vực doanh nghiệp cần đến tiếp cận này, mà khu vực công, vốn có những đặc thù về tính quan liêu và sự cồng kềnh của bộ máy trước áp lực phải cung cấp nhiều dịch vụ hơn, chất lượng tốt hơn với chi phí ít hơn, cũng nhận thấy cần thay đổi một cách tiết kiệm và linh hoạt. Vì vậy, việc tìm hiểu những ứng dụng của tư duy tinh gọn trong khu vực công là cần thiết để hình dung ra những hiệu quả và những thách thức sẽ gặp phải.

Năm 2006, một nghiên cứu do McKinsey phát hành được tiến hành bởi Nina Bhatia và John Drew về việc ứng dụng sản xuất tinh gọn trong khu vực công đã cho thấy những kết quả hết sức thú vị về cách tư duy tinh gọn đã giúp tạo ra hiệu quả, tiết kiệm chi phí như thế nào. Có một thực tế không thể phủ nhận rằng, nhu cầu từ cuộc sống ngày càng đòi hỏi các chính phủ và mọi cấp của chính quyền phải cung cấp những dịch vụ tốt hơn trong giáo dục, y tế, vận tải v.v. Tuy nhiên ngân sách hạn chế và sự nôn nóng sốt ruột của các cử tri muốn nhìn thấy những thay đổi đã tạo một sức ép lên các chính phủ, buộc các chính phủ phải tìm đến những phương án và cách làm mang tính đổi mới sáng tạo hơn. Đơn giản là từ việc sửa chữa các xe quân dụng cho đến xử lý các hồ sơ thuế v..v, cách tiếp cận tinh gọn đã chứng minh hiệu quả của mình không chỉ trong không chỉ giảm thiểu chi phí mà còn thể hiện ở một kết quả dễ thấy, đi ngược lại với quan niệm truyền thống rằng để gia tăng chất lượng dịch vụ thì phải gia tăng chi phí hoặc giả phải đánh đổi chất lượng dịch vụ để giảm thiểu chi phí.  

Quan sát một chặng đường hơn 10 năm đổi mới sáng tạo của khu vực công Vương quốc Anh qua một số lát cắt mang đậm tư duy tinh gọn, chúng ta nhận ra rằng, việc học hỏi tư duy và cách làm là quan trọng để dẫn đến những hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai.

Người dân và doanh nghiệp là khách hàng

Việc triển khai vận hành ứng dụng tư duy tinh gọn được áp dụng trong Chính phủ Anh được thực hiện từ những điểm cơ bản như xử lý một số lượng lớn tài liệu cho đến gia tăng chất lượng dịch vụ khách hàng. Ở giai đoạn này, người dân và doanh nghiệp đã được đặt vào trung tâm như khách hàng để tiến hành những thay đổi mang tính căn bản. Theo đó, hiệu suất đạt được trong xử lý tài liệu đã tăng cấp 2 con số theo giờ và giảm tối thiểu thời gian chờ đợi cung cấp dịch vụ từ 40 ngày xuống còn 12 ngày. Tỷ lệ những tài liệu được xử lý đúng ngay lần đầu tăng 30%. Trong một cửa hàng sửa chữa xe quân dụng, áp dụng tư duy sản xuất tinh gọn đã tăng 44% khả năng sẵn có của các trang thiết bị, giảm 16% thời gian hoàn thiện việc sửa chữa v..v. Một thay đổi đáng kể khác chính là sự thay đổi trong cách thức phối hợp và làm việc. Các công chức trong hệ thống công vốn “độc lập tác chiến” từ trước trong việc cung cấp các dịch vụ giờ đây đã học cách làm việc cùng nhau theo nhóm, đảm bảo tính minh bạch trong từng bước của quy trình và việc phân bổ nguồn lực cũng hiệu quả hơn, công việc diễn ra trôi chảy hơn.

Tuy nhiên, cũng trong những thử nghiệm này, Chính phủ Anh cũng phải đối mặt với những thách thức về đảm bảo chất lượng dịch vụ và những giá trị mang lại cho khách hàng. Chính phủ gặp một thách thức khi bản thân các dịch vụ của họ luôn là độc quyền trên thị trường, khách hàng (vốn là những người dân, doanh nghiệp) không có sự lựa chọn và không thể chuyển sang đối thủ cạnh tranh ngay cả khi chất lượng dịch vụ kém. Để thay đổi điều này, Chính phủ Anh đã áp dụng cách tư duy rất linh hoạt để đảm bảo quyền lợi của người dân bằng cách cho phép người dân lựa chọn nơi cung cấp dịch vụ y tế, trợ cấp của chính phủ sẽ đi theo người dân chứ không phải đi theo các bên cung cấp dịch vụ.

Tuy vậy, sự linh hoạt vẫn chưa được thực hiện triệt để để đảm bảo thích ứng được với sự thay đổi nhu cầu của khách hàng tại các bên cung cấp dịch vụ công. Quá trình thích ứng đòi hỏi đặt khách hàng vào trung tâm hiệu quả hơn nữa và linh hoạt cao hơn nữa trong điều chỉnh dịch vụ.

Liên tục lấy ý kiến người dùng

Năm 2013, thay vì thuê ngoài các công ty công nghệ thông tin làm dịch vụ công với chi phí lớn, khó dùng, không thân thiện với người dân, Chính phủ Anh đã thuê một nhóm tư vấn độc lập và phát triển một nhóm dự án nội bộ thiết kế 25 dịch vụ công trực tuyến quan trọng sử dụng nguyên lý của khởi nghiệp tinh gọn và phương pháp phát triển linh hoạt (agile engineering) trong 400 ngày (McKitrick, 2016). Cách tiếp cận này giúp nhóm dự án thiết kế dịch vụ đặt người dùng vào trung tâm và liên tục lấy ý kiến người dùng để điều chỉnh theo hướng: đơn giản, dễ sử dụng, nhanh gọn và sẵn có khi cần. Lợi ích với chính phủ là tiết kiệm chi phí, giảm thiểu những kêu ca phàn nàn về chất lượng dịch vụ và những biểu mẫu dài lê thê và trên hết là gia tăng sự hài lòng của người dân. Tuy nhiên, quá trình triển khai nhóm dự án 3 bài học chính rút ra từ quá trình chuyển đổi này thay vì các mô hình hay công nghệ, thì lại chính là những thay đổi xoay quanh con người và tổ chức.

Thay đổi về tư duy của những con người triển khai dự án và của cả tổ chức về sự thay đổi. Chấp nhận thực tế là chính phủ không phải là người “biết tuốt” và những công chức hoàn toàn có thể yên tâm rằng, ngay cả khi mình không biết câu trả lời, họ cũng sẽ có những phương pháp để đạt được đến sự hiểu biết cần thiết. Những trải nghiệm của nhóm dự án qua việc thiết kế sản phẩm dịch vụ theo tư duy thiết kế, xây dựng sản phẩm mẫu thử đã chứng minh điều này. Vì vậy, khi ứng dụng những phương pháp mới, điều quan trọng nhất là trả lời câu hỏi tại sao chúng ta cần thay đổi và chấp nhận việc chúng ta không biết để tiến từng bước gần hơn với một giải pháp sát với nhu cầu người dùng.

Thay đổi về kỹ năng: Kỹ năng mới luôn khiến cả người dùng lẫn người triển khai dịch vụ bối rối và lo lắng. Chính vì vậy, nếu đòi hỏi những kỹ năng mới ngay lập tức để thích nghi với việc thiết kế dịch vụ mới sẽ khiến người triển khai mất tự tin và hoạt động kém hiệu quả. Việc xây dựng những khung kỹ năng chuẩn cho từng nhóm công việc mới sẽ đảm bảo sự tự tin của mỗi thành viên trong nhóm và sự phát triển đội nhóm đồng đều từng bước với những kỹ năng cần thiết cho yêu cầu công việc mới.

Thay đổi về văn hóa: sự thay đổi văn hóa tổ chức giống như nói ở trên, từ văn hóa làm việc đơn lẻ sang văn hóa làm việc nhóm, từ vốn là khu vực có vị thế độc quyền chấp nhận trở thành một tổ chức học hỏi, luôn lắng nghe và điều chỉnh là điều không đơn giản. Cách Chính phủ Anh làm là xây dựng một văn hóa “quản trị linh hoạt” tức là không chỉ dừng lại ở một dự án được phát triển theo hướng điều chỉnh linh hoạt, mà là quản trị linh hoạt một cách tổng thể. Theo đó, vai trò của người lãnh đạo không phải là ngồi kiểm tra xem mục công việc nào đã hoàn thành, mà bản chất là điều phối và tạo điều kiện thuận lợi cho những điều chỉnh linh hoạt đó được diễn ra suôn sẻ, gạt bỏ những cản trở trong quá trình hoạt động của nhóm. Thay vì là người “phán xét”, người đứng đầu sẽ là người “tạo điều kiện”

Một số lát cắt cho thấy những hiệu quả từ triển khai cách tiếp cận tinh gọn hoàn toàn khả thi nếu có sự chuẩn bị, bao gồm cả sự chuẩn bị cho những thách thức và chướng ngại vật có thể gặp phải. Mặt khác, tư duy đó được triển khai và áp dụng không phải theo cách cơ học, mà nó cũng cần thời gian để tiến triển và hoàn thiện, nó xuất phát từ nhu cầu và mệnh lệnh của cuộc sống và áp lực lên chính phủ. Trên thực tế, điều mà Chính phủ Anh làm không phải là xây ra một mô hình lý tưởng và hoàn hảo để đi theo nó trong một môi trường đầy biến động từ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp cho đến biến động của môi trường vĩ mô, mà bản chất họ trang bị cho mình tư duy, phương pháp, kỹ năng và phát triển một văn hóa thích nghi với sự thay đổi một cách tự tin. Cách tiếp cận này vừa thể hiện một tinh thần cầu thị khiêm nhường với triết lý đơn giản: “chúng ta không biết tất cả mọi thứ” vừa thể hiện sự chuẩn bị, khả năng thích ứng cao với những biến động, và chuẩn bị cho cả những thất bại nhỏ tiềm tàng để tiến đến một thành công lớn hơn.

Trên thực tế, chúng ta đang sống trong một thời đại mà biến động, rủi ro, thay đổi là những từ thường xuyên được lặp đi lặp lại. Sẽ không khả thi nếu áp dụng cách làm hoặc mô hình cũ cho những thay đổi. Chính phủ không thay đổi cũng có nguy cơ đối diện với những thách thức và thất bại trong việc xây dựng niềm tin với người dân. Tại Việt Nam, sản xuất tinh gọn, khởi nghiệp tinh gọn cũng đã có những bước đi cơ bản, song mới chỉ diễn ra ở quy mô nhỏ tại khu vực tư. Những thay đổi về tư duy tinh gọn manh nha đâu đó ở một số dự án, chương trình khu vực công, ở tư duy của một số nhà lãnh đạo song chưa được khái quát hóa để nhân rộng ra ở quy mô lớn hơn và có hệ thống hơn. Trên thực tế, áp lực thay đổi đòi hỏi chúng ta không chỉ học kinh nghiệm của các quốc gia đi trước và thành công như Vương quốc Anh, mà còn đòi hỏi chúng ta phải có một cách tiếp cận “quản trị công linh hoạt” học cách đặt người dân, doanh nghiệp và những thay đổi trong nhu cầu của họ vào trung tâm thực sự trong thiết kế những dịch vụ và xây dựng niềm tin. Điều này không thể thực hiện trong một sớm một chiều, nhưng có lẽ câu hỏi lớn nhất để thực sự áp dụng và học hỏi những bài học ở trên một cách hiệu quả chính là trả lời câu hỏi “Tại sao chúng ta cần thay đổi?”. Để thay cho lời kết về việc rút ra những gì từ thành công của Vương quốc Anh, tôi xin trích câu nói của Sparky Anderson: “Success isn’t something that just happens - success is learned, success is practiced and then it is shared” – Tạm dịch là “Thành công không phải là điều gì chỉ diễn ra một cách đơn thuần– thành công là học hỏi, là thực hành và chia sẻ”.

Tài liệu tham khảo:
Đổi mới sáng tạo trong khu vực công. Nguyễn Đặng Tuấn Minh. Nguồn: http://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Doi-moi-sang-tao-trong-khu-vuc-c...
Applying lean production to the public sector. Nina Bhatia & John Drew. Nguồn: McKinsey
Applying Lean Startup Methods In The Public Sector – Clare McKitrick (UK Government). Nguồn: https://intrapreneurship.world/applying-lean-startup-methods-in-the-publ...

Tác giả: 
Nguyễn Đặng Tuấn Minh – Quản lý & Đồng sáng lập KisStartup

Khóa học Khởi nghiệp tinh gọn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN KHÓA HỌC KHỞI NGHIỆP TINH GỌN

Hơn cả một xu hướng đang tác động lên cả thế giới, Khởi nghiệp tinh gọn là một tư duy! Mọi thay đổi đều bắt đầu từ tư duy!

  • Trải nghiệm mới cho dự án khởi nghiệp của bạn
  • Tư duy & Công cụ quan trọng của Khởi nghiệp tinh gọn giúp bạn

+ Bước đầu xây dựng và kiểm chứng mô hình kinh doanh

+ Xây dựng những giá trị quan trọng trong mô hình kinh doanh thông qua thực hành

+ Hiểu và chuẩn bị làm việc với nhà đầu tư

+ Thực hành trực tiếp trên sản phẩm dịch vụ và thực hành thực tế

+ 03 buổi huấn luyện trực tiếp 1-1 trên dự án của doanh nghiệp sau khi học (bao gồm cả pitching)

  • Giá trị bạn có được:

+ Tư duy hiệu quả và các công cụ giúp khởi nghiệp tiết kiệm và tinh gọn

+ Người đồng hành cùng dự án của bạn

CẤU TRÚC KHÓA ĐÀO TẠO KHỞI NGHIỆP TINH GỌN TĂNG CƯỜNG

Không cam kết sự dễ dãi, các khóa học khởi nghiệp tinh gọn tại KisStartup là trải nghiệm thực sự khó khăn cho các chủ doanh nghiệp /nhóm khởi nghiệp tham gia dự án. Các bạn sẽ không chỉ có cơ hội vừa học vừa thực hành trực tiếp trên chính dự án của mình mà còn được hỗ trợ tăng cường sau khóa học nhằm gia tăng hiệu quả tăng tốc của dự án. 

Ngày 1: Tư duy Khởi nghiệp

  • Ý tưởng & Vấn đề trong khởi nghiệp
  • Khởi nghiệp tinh gọn: Tư duy và công cụ phổ biến
  • Xây dựng chân dung khách hàng & Kịch bản phỏng vấn khách hàng 

Ngày 2. Mô hình kinh doanh

  • Ước lượng quy mô thị trường 
  • 4 bước phát triển khách hàng 
  • Kiểm chứng khách hàng & Thực hành phỏng vấn khách hàng
  • Tuyên bố giá trị
  • Xây dựng sản phẩm mẫu thử

Ngày 3. Mô hình tinh gọn

  • Phễu bán hàng 
  • Ma trận phân khúc khách hàng
  • Lộ trình bán hàng
  • Gặp gỡ nhà đầu tư

03 buổi Huấn luyện trực tiếp 1:1
Để gia tăng hiệu quả học và thực hành, KisStartup sẽ có HLV tiến hành huấn luyện trực tiếp mỗi dự án tham dự 03 buổi tập trung vào những nội dung thiết yếu nhất do chủ dự án tự xác định với sự tư vấn của HLV. 

  • Thời gian thực hiện huấn luyện do học viên lựa chọn và thỏa thuận với HLV. 
  • Thời lượng huấn luyện: Không quá 1h mỗi buổi   

HỌC VIÊN NÓI GÌ VỀ KHÓA HỌC
"Khóa học thực sự thay đổi hoàn toàn cách suy nghĩ của tôi khiến tôi tiếp cận các dự án khởi sự kinh doanh sắp tới hiệu quả hơn, tinh gọn hơn. Chúng tôi đã dám cắt bỏ những dự án hạng mục không hiệu quả để tập trung vào những giá trị cốt lõi và thế mạnh của doanh nghiệp"- Phan Xuân Biên - Học viên Khóa học Khởi nghiệp tinh gọn tại KisStartup.

 

KHÓA ĐÀO TẠO KHỞI NGHIỆP TINH GỌN CHO NGƯỜI BẬN RỘN
Nếu bạn bận rộn, chúng tôi luôn có giải pháp cho bạn bằng các khóa học ngắn hạn. Chuỗi Khóa đào tạo Khởi nghiệp tinh gọn 1.5h mỗi ngày là một cách để các chủ dự án có thể chủ động với công việc của mình và tham gia khóa đào một cách hiệu quả. Với hình thức giám sát trong cộng đồng, chúng tôi hy vọng vẫn đảm bảo được các giá trị của khóa học của KisStartup với bạn: học thiết thực, thực hành hiệu quả, giám sát và hỗ trợ chủ động.

Khởi nghiệp tinh gọn cho người bận rộn: Tư duy khởi nghiệp: 
Không có tư duy đúng, không có tư duy sai trong khởi nghiệp, chỉ có tư duy phù hợp với bạn hay không mà thôi. Làm thế nào để tìm một cách tiếp cận tốt nhất cho dự án kinh doanh của bạn? >>Xem chi tiết
Khởi nghiệp tinh gọn cho người bận rộn: Mô hình kinh doanh: 
Chúng tôi cùng bạn đi sâu vào mô hình để giúp dự án khởi nghiệp của bạn tiến những bước vững chãi hơn. >>Liên hệ: hello@kisstartup.com

Khởi nghiệp tinh gọn cho người bận rộn: Ước lượng thị trường: Làm thế nào để biết chắc mình đang tham gia một thị trường có nhiều tiềm năng đủ để bạn nỗ lực trong thời gian dài? Làm thế nào để biết tiềm năng thị phần và vẽ lên câu chuyện của riêng bạn?
>> Liên hệ: hello@kisstartup.com  I Mobile: 097 813 78 94​

Khởi nghiệp tinh gọn: Hiểu về Khách hàng: Khóa học sẽ cùng bạn đặt mình vào vị trí của khách hàng tìm hiểu những vấn đề, mong muốn, kỳ vọng của họ. Sự thay đổi trong hiểu biết của bạn về khách hàng sẽ thay đổi rất nhiều cách thiết kế sản phẩm dịch vụ. Ngay cả khi bạn đã hiểu, hãy đừng chủ quan vì khách hàng cũng thay đổi rất nhanh. >> Liên hệ: hello@kisstartup.com I Mobile: 097 813 78 94
Khởi nghiệp tinh gọn cho người bận rộn: Sáng tạo giải pháp: 
Giải pháp cho khách hàng đến từ đâu? Bạn có muốn trải nghiệm cách tạo ra những giải pháp mới cho khách hàng? Bạn có thể sẽ ngạc nhiên về chính sự sáng tạo của mình. >> Liên hệ: hello@kisstartup.com  I Mobile: 097 813 78 94​

Khởi nghiệp tinh gọn cho người bận rộn: Kể chuyện sản phẩm dịch vụ: 
Có những giá trị nhưng không thể kể thành câu chuyện lay động trái tim người tiêu dùng sẽ là một sự lãng phí rất lớn. Hãy cùng chúng tôi kể câu chuyện của bạn.>> Liên hệ: hello@kisstartup.com  I Mobile: 097 813 78 94​

THƯ NGỎ TỪ SÁNG LẬP KISSTARTUP

"Bạn thân mến, 

Tôi hiểu rằng, nếu không có người đồng hành sau khóa học, những kiến thức sẽ trôi đi rất nhanh. Vì vậy, không chỉ đồng hành với bạn trong 03 ngày tăng cường, tôi sẽ dành riêng cho mỗi dự án 03 buổi huấn luyện 1:1 để có thể hỗ trợ bạn được nhiều nhất.

Tôi tin rằng với nỗ lực của chúng tôi và các bạn, dự án của bạn sẽ đến được đích bạn muốn đến và mở ra những con đường mới mẻ. Khởi nghiệp tinh gọn không chỉ là một phương pháp, nó là một tư duy. Hãy cùng chúng tôi bắt đầu ngay hôm nay." 

Trân trọng, Nguyễn Đặng Tuấn Minh, Đồng sáng lập & Quản lý KisStartup  

 

Tác giả: 
KisStartup

Mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp xã hội

Doanh nghiệp xã hội (DNXH), mặc dù vẫn là một khái niệm gây tranh cãi, không ai phủ nhận rằng DNXH là câu chuyện làm doanh nghiệp và hướng tới giải quyết vấn đề xã hội. Hai nội dung này hài hòa lẫn nhau và cùng mang lại giá trị cho doanh nghiệp và cộng đồng. Dù vậy, là doanh nghiệp thông thường khởi nghiệp vốn đã vất vả tồn tại, là DNXH còn khó khăn gấp trăm lần vì bạn phải dung hòa lợi ích giữa các bên, nỗ lực để sống sót và bền vững đồng thời không quên đi những cam kết với cộng đồng của mình.

Một trong những lý do quan trọng dẫn đến sự thất bại của nhiều DNXH là thiếu đi một mô hình kinh doanh bền vững cho dù khởi nguồn của đa số những doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này đều xuất phát từ những mục tiêu tốt đẹp, vì cộng đồng và vì những nhóm thiểu số, gặp nhiều bất lợi trong xã hội. Làm thế nào để có những bước đi vững chắc trước khi quyết định làm DNXH mà cụ thể là mình sẽ kiếm tiền như thế nào, tác động đến ai? Làm thế nào để có bức tranh toàn cảnh về chính DNXH bạn đang xây dựng? Làm thế nào để nói chuyện với các nhà tài trợ, các quỹ một cách tự tin? 
 


Một trong những câu trả lời chính là xây dựng một mô hình kinh doanh xã hội bền vững, điều cần thiết đầu tiên trước khi bắt đầu kinh doanh và vẽ lên giấy một cách rõ ràng thông qua mô hình kinh doanh canvas cho doanh nghiệp xã hội.

Phải bắt đầu từ mô hình kinh doanh thông thường

Ra đời cách đây tám năm, mô hình kinh doanh canvas truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ doanh nhân, doanh nghiệp vì sự đơn giản và trực quan của nó. Mô hình này chỉ ra những vấn đề quan trọng, trực tiếp liên quan đến hoạt động kinh doanh và giá trị mà doanh nghiệp mang lại. Với một bản mô hình kinh doanh canvas, toàn bộ nhân viên của công ty và nhà đầu tư sẽ nắm được rất nhanh cách thức kinh doanh và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Một DNXH không thể sống hoàn toàn dựa vào tài trợ, DNXH cũng cần có câu chuyện kinh doanh rõ ràng của mình dựa trên chín cấu phần chính sau đây:

Tuyên bố giá trị: Có thể coi là phần quan trọng nhất vì nó giúp bạn trả lời câu hỏi: bạn khác biệt gì với đối thủ cạnh tranh và khách hàng cảm nhận được giá trị gì từ những sản phẩm, dịch vụ bạn mang lại? Để kiểm định giá trị của mình, bạn có thể lựa chọn một trong số 11 tiêu chí sau đây:Tính mới; Hiệu quả; Khả năng tùy biến; Giải quyết vấn đề; Thiết kế; Thương hiệu/ Địa vị; Giá cả; Tiết kiệm chi phí; Giảm thiểu rủi ro; Khả năng tiếp cận; Tiện ích/Khả dụng.

Phân khúc khách hàng: bạn cần xác định rõ loại phân khúc khách hàng nào mà bạn đang nhắm tới trong những loại phân khúc khách hàng này: Thị trường đại trà; Thị trường khe; Thị trường phân khúc; Nền tảng đa diện (ví dụ Google cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông tin miễn phí cho mọi người dùng internet nhưng lại kiếm tiền từ các công ty, doanh nghiệp, tổ chức muốn quảng cáo để có thứ hạng tìm kiếm tốt trên Google). Đi kèm với việc xác định phân khúc, bạn nên trả lời câu hỏi mỗi phân khúc khách hàng đang có khoảng bao nhiêu khách hàng. 

Kênh tiếp cận khách hàng: Có nhiều loại kênh khác nhau với chức năng khác nhau, vì vậy bạn cần chỉ rõ bạn đã, đang và sẽ dùng kênh nào để: Nâng cao nhận thức của khách hàng (ví dụ các kênh quảng cáo: facebook, qua nhóm khách hàng); Giúp khách hàng đánh giá giá trị (ví dụ: mời dùng thử trực tiếp); Cho phép khách hàng mua (trực tuyến hay tại cửa hàng v..v); Mang giá trị đến cho khách hàng (thông qua các dịch vụ cung cấp, dịch vụ bổ trợ v..v); Hỗ trợ sau bán hàng (dịch vụ hậu mãi). Khi xây dựng danh mục các kênh của mình bạn cần cân nhắc, đó là kênh bạn đang sở hữu hay đang hợp tác với người khác, đó là kênh bạn tiếp cận trực tiếp hay gián tiếp (thuê qua đối tác).

Nguồn doanh thu: là điều quan trọng tiếp theo bạn phải làm rõ để đảm bảo tính bền vững của mô hình kinh doanh. Với DNXH, ngoài nguồn doanh thu bán sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp còn có thể có nguồn tài trợ, hỗ trợ, đây cũng có thể là nguồn thu quan trọng của doanh nghiệp. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần chỉ rõ, các nguồn doanh thu đó đến từ đâu, là bao nhiêu và chiếm tỉ trọng như thế nào trong từng doanh thu.

Quan hệ khách hàng: Đây là lúc DNXH chỉ rõ mình duy trì quan hệ với khách hàng như thế nào? Thông qua hỗ trợ trực tiếp cá nhân, hay hỗ trợ đặc biệt, để khách hàng tự phục vụ, dịch vụ tự động hóa, duy trì cộng đồng hay cùng nhau tạo ra giá trị mới

Hoạt động chính: Bạn chỉ ra những hoạt động chính để vận hành mô hình kinh doanh của mình. Những tuyên bố giá trị của bạn, kênh để truyền tải giá trị, quan hệ khách hàng và những nhân tố thuộc dòng doanh thu đang tác động đến hoạt động chính của doanh nghiệp như thế nào. 

Nguồn lực chính: Tài sản con người, giải pháp kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, tài chính v..v đều là những nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp. 

Cấu trúc chi phí: Sẽ là sai lầm nếu doanh nghiệp không chỉ ra được mình đang tốn chi phí cho những hoạt động, đầu vào gì để cả mô hình vận hành được

Đối tác chính: Đây là lúc bạn chỉ ra đối tác chính cho mô hình kinh doanh của bạn, đó có thể là những cộng đồng, hiệp hội, nhà cung cấp v.v...

Sự khác biệt của Doanh nghiệp xã hội

Với một doanh nghiệp thông thường, việc dừng lại ở chín cấu phần là đủ để tạo một bức tranh đầy đủ về hoạt động kinh doanh của mình. Tuy vậy, để thuyết phục nhà tài trợ, nhà đầu tư và cộng đồng rằng bạn đang mang lại giá trị nhiều hơn giá trị vật chất, bạn cần phải đặc biệt lưu ý hai nội dung chính:

Phân khúc khách hàng: Bạn phải chỉ ra được: Bạn đang tạo ra giá trị cho ai? Ai là khách hàng quan trọng nhất của bạn. Đôi khi người mua hàng khác với người hưởng lợi trực tiếp từ sản phẩm dịch vụ của bạn, vì vậy, bạn cần chỉ rõ người mua hàng là ai? Có một số trường hợp người dùng, người mua là khác nhau. 

Ví dụ: một đơn vị sản xuất cặp kiêm áo phao cứu nạn cho trẻ em nhằm giải quyết vấn đề trẻ em bị đuối nước trong mùa mưa lũ. Người hưởng lợi trực tiếp là trẻ em vùng lũ nhưng người trả tiền, người mua có thể là gia đình, có thể là các công ty, đơn vị tài trợ hoặc các tổ chức quốc tế cứu trợ trẻ em.

Ngoài ra bạn cũng cần chỉ ra ai là những bên liên quan đến những giá trị bạn mang lại.

Tác động: Chính là cấu phần thứ 10 trong mô hình kinh doanh. Bạn phải chỉ ra được, những khác biệt mà bạn tạo ra cho mọi người, cho xã hội, cho môi trường. Tác động bạn tạo ra trong nội bộ như thế nào, tác động hướng vào người dùng là gì, tác động mà người tài trợ mong đợi là gì và tác động mà các bên liên quan quan tâm là gì. Mặc dù tác động là khó đo lường, bạn cần suy nghĩ đến những chỉ số đo lường sự thay đổi, hãy đặt cho mình câu hỏi: tại sao bạn biết có sự thay đổi và bạn đo lường sự thay đổi đó như thế nào. Để làm được điều này bạn nên xuất phát từ mục tiêu ban đầu, bạn định thay đổi điều gì? Và ai là nhân vật trung tâm trong câu chuyện thay đổi của bạn. 

Vì DNXH có nhiều đối tượng để hướng tới, việc có một mô hình kinh doanh tốt sẽ giúp bạn truyền thông nhanh chóng và hiệu quả đến những bên liên quan trong câu chuyện kinh doanh của bạn. Một nhà đầu tư hay nhà tài trợ, nhân viên trong chính công ty bạn và những đối tác đều có thể hình dung cụ thể bạn đang làm gì. Với một mô hình kinh doanh được vẽ ra, chính bạn sẽ nhìn thấy được những điểm yếu trong mô hình kinh doanh của mình. Với những doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này, bạn hãy nhớ ba nhân tố: Tuyên bố giá trị, Phân khúc khách hàng, Dòng doanh thu là những điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến và hoàn thiện trước khi hiểu và viết lên các cấu phần còn lại. 

Cuối cùng, để mô hình kinh doanh ra đời một cách hiệu quả, việc tham gia của lãnh đạo và quản lý cấp cao, cấp trung của doanh nghiệp là quan trọng nhất. Nó không nên là sản phẩm duy nhất của nhà quản lý vì như vậy nó sẽ mất đi tính toàn diện của một mô hình kinh doanh của cả một tổ chức và thiếu sự tham gia của các phòng ban có liên quan, mô hình kinh doanh khó có thể đi vào đời sống của doanh nghiệp như một tầm nhìn chung và khó có thể được thay đổi thường xuyên theo thực tế kinh doanh.

Tác giả: 
Nguyễn Đặng Tuấn Minh – Quản lý & Đồng sáng lập KisStartup

IKEA – Từ hiểu đến thành công

22/06/2018 08:00 - Phạm Thị Mai - Nguyễn Đặng Tuấn Minh

“Con người ta thường không biết họ muốn gì cho đến khi bạn chỉ ra cho họ thấy” A lot of times, people don’t know what they want until you show it to them – Steve Jobs.

Nội thất phẳng của IKEA. Nguồn: Inhabitat.com

Khởi nghiệp tinh gọn (Lean startup) không phải là một phương pháp mới được phát minh hay một trào lưu mang tính thời thượng, bản chất nó là cách tiếp cận được khái quát hóa qua nhiều thành công. Tư duy thiết kế (design thinking) vốn cũng không mới, cùng với những hiểu biết về con người, đặt con người vào trọng tâm của đổi mới sáng tạo và quan trọng hơn là đi trước những nhu cầu mà chính con người chưa gọi tên ra được đã giúp các doanh nghiệp thành công. Thay vì so sánh và phân tích điểm giống và khác nhau giữa Khởi nghiệp tinh gọn và Tư duy thiết kế, nếu sử dụng hai lăng kính này để phân tích một số thành công, có thể bạn sẽ tìm ra những hướng đi đổi mới sáng tạo cho chính doanh nghiệp mình.

Có nhiều người nói Steve Jobs chẳng bao giờ chịu lắng nghe  khách hàng của mình. Chúng tôi thì không cho là vậy, tôi chỉ thấy do Steve Jobs đã quá hiểu con người. Iphone đời đầu ra mắt đánh dấu sự chuyển mình của một thời đại điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng chạm đa điểm. Thời kỳ Iphone bùng nổ và thành công - đó chẳng phải  ngẫu nhiên, Steve Jobs hiểu con người vốn thích được vuốt ve, sờ chạm.


Tư duy thiết kế

Khởi nghiệp tinh gọn.

Hiểu con người, hiểu khách hàng luôn là lợi thế bất tận giúp con đường đi đến thành công của các doanh nghiệp được rút ngắn đi một phần. Câu chuyện ngày hôm nay chẳng phải về Steve Jobs hay về Iphone, tôi đem tới một tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới - cũng là bậc thầy về sự am hiểu con người, đã và đang thay đổi cách mua sắm của chúng ta - IKEA.

Kiểm chứng thị trường, tận dụng nguồn lực sẵn có và điều chỉnh một cách tinh gọn

Năm 17 tuổi, Ingvar Kamprad cho ra đời một cửa hàng tiện lợi bán “thập cẩm” các loại đồ từ bút viết, ví tiền cho đến khung ảnh, khăn trải bàn hay là bán từ đồng hồ trang sức cho đến túi ni-lon, nhưng đặc điểm chung của những thứ đồ này là luôn rẻ hơn giá thị trường.

Nội thất được sản xuất ở địa phương giúp giảm thiểu giá thành sản phẩm nhờ chi phí vận chuyển thấp, Ingvar quyết định tận dụng nguồn lực địa phương - đưa các sản phẩm nội thất trở thành mặt hàng lên kệ trong cửa hàng “thập cẩm” của mình. Chàng thanh niên 20 tuổi tận dụng nguồn lực triệt để đến mức xe giao sữa cũng được Ingvar đem đi để làm xe chở hàng.

Qua giai đoạn thử và kiểm chứng thị trường, khi việc bán nội thất với giá thấp đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho IKEA, Ingvar quyết định cắt bỏ toàn bộ các sản phẩm đang kinh doanh khác và chỉ tập trung vào cải tiến về chất lượng và giá cả sản phẩm đem lại giá trị lớn nhất cho mình. Phải mất đến 5 năm để từ một cửa hàng bán hằng hà sa số các vật dụng cần thiết cho người tiêu dùng trở thành một cửa hàng chuyên bán đồ nội thất. Tuy nhiên, thời điểm các xưởng sản xuất địa phương bắt đầu tẩy chay và phản ứng tiêu cực khi các sản phẩm của họ bị IKEA ép giá thì cũng là lúc IKEA buộc phải bước tới giai đoạn chuyển mình - đó là tự sản xuất đồ nội thất chứ không thể phụ thuộc vào bên thứ ba.

Bắt đầu từ những vấn đề nhỏ nhất

Phải làm thế nào để tự sản xuất mà giá thành vừa hợp lý lại vừa chất lượng đến tay người tiêu dùng?

Đôi khi ý tưởng đến từ một rắc rối cỏn con và ta phải đặt ngược bài toán để giải quyết nó. Câu chuyện bắt nguồn từ chiếc bàn LÖVET (bàn nhỏ nhưng chân cao trong phòng khách) được đem đi vận chuyển lại không thể vừa trong chiếc ô tô vì chân bàn quá cồng kềnh. Người bình thường chỉ việc đổi một chiếc xe khác lớn hơn để vận chuyển nhưng người sáng lập IKEA nghĩ khác và tự hỏi: “Làm thế nào để giảm bớt sự cồng kềnh này đây?”. Đó chính là mầm mống cho sự ra đời của một mô hình nội thất hoàn toàn khác biệt -mô hình nội thất phẳng (mọi vật dụng có thể đóng gói ngăn nắp trong các hộp vuông và hộp chữ nhật)

Nội thất phẳng đã giải quyết được gần như toàn bộ những vướng mắc mà IKEA đang phải đối mặt. Với nội thất phẳng, nhân công để lắp ráp từng chiếc ghế hay mỗi chiếc bàn sẽ được giảm tải, hàng hóa không còn cồng kềnh thì sẽ giảm số lượng xe chở hàng. Chất lượng vẫn được đảm bảo và tất nhiên khi chi phí sản xuất và vận chuyển giảm cũng đồng nghĩa với việc giá thành tới tay người tiêu dùng cũng giảm. Như vậy, với việc đổi mới hoàn toàn mô hình sản xuất và cung ứng nội thất, IKEA thậm chí đã sáng tạo ra những giá trị mới vượt qua cả sự kỳ vọng của khách hàng.

Từ hiểu đi đến thành công

Không một ai có thể phủ nhận IKEA đã và đang thay đổi cách mua hàng của người dùng. Tất cả có thể lý giải bằng chữ “HIỂU”. IKEA hiểu quá rõ tâm lý cơ bản của con người để có thể đánh vào những điểm yếu đó.

Nội thất phẳng là thành công vang dội của IKEA không chỉ bởi chất lượng tốt giá thành phải chăng mà là còn bởi IKEA hiểu con người luôn muốn được tự do chinh phục và sở hữu. Nội thất phẳng giá vừa túi tiền hơn vì không tốn nhân công lắp ráp mà người lắp ráp chính là người mua. Dù việc lắp ráp đồ đạc khiến họ tốn thời gian đến thế nào, bỏ bao nhiêu mồ hôi công sức thì đến khi đã nhìn thấy sản phẩm hoàn thiện người mua vẫn sẽ vô cùng thỏa mãn, phấn khích bởi đó là tự tay họ làm và nó đáng giá.

Thiết kế tư duy thể hiện cả đến các chiến lược marketing, bài trí showroom của IKEA. Thiết kế tại các cửa hàng IKEA chính là đỉnh cao của sự am hiểu về tâm lý khách hàng. Thiết kế lối đi một chiều khiến người mua hàng vào đó luôn có cảm giác nếu không mua món đồ này bây giờ sẽ không quay lại được và bỏ lỡ mất món đồ mình ưng ý. Thiết kế các góc quẹo kích thích sự tò mò từ trong não bộ con người, phía sau góc quẹo kia có gì đó bí hiểm thôi thúc họ đi tiếp và khám phá. Kết quả là vì sợ tiếc nuối nếu không mua bây giờ thì lát nữa sẽ không quay lại lấy được và vì tò mò mà phải đi, đi tiếp, đi hết đường nên khi ra về trên tay ai cũng phải có thêm sản phẩm nào đó của IKEA.

Sự thành công đến từ hiểu con người chắc chắn sẽ không chỉ đúng với Iphone hay IKEA mà chắc chắn sẽ còn đúng với nhiều doanh nghiệp khác. Ở góc độ Khởi nghiệp tinh gọn và Tư duy thiết kế, hiểu con người cũng chính là hiểu về chính mình, hiểu khách hàng, vẽ được chân dung khách hàng và đồng thời vẽ lên cả trải nghiệm khách hàng. Con đường để hiểu con người, hiểu khách hàng không phải đơn giản và dễ dàng nhưng khi đã nắm được câu chuyện của mình cùng tâm lý khách hàng chắc chắn phía cuối đường sẽ có trái ngọt đang chờ.

Tài liệu tham khảo:
http://www.bbc.com/capital/story/20180201-how-ikea-has-changed-the-way-w...
https://sweden.se/business/ingvar-kamprad-founder-of-ikea/
https://www.ikea.com/ms/en_KR/this-is-ikea/the-ikea-concept/
https://www.ikea.com/ms/en_AU/about_ikea/the_ikea_way/history/1940_1950....
https://www.independent.co.uk/property/house-and-home/leaders-of-the-fla...

Tác giả: 
Phạm Thị Mai, Nguyễn Đặng Tuấn Minh, KisStartup

Đào tạo

Với thế mạnh về chuyên môn và đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản trong chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam Phần Lan, KisStartup là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam triển khai một cách có hệ thống chương trình đào tạo về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tinh gọn cho các đối tượng khác nhau như khởi nghiệp, doanh nghiệp, giảng viên các trường đại học, các cán bộ quản lý thuộc các bộ ban ngành từ năm 2015. Các khóa học và đối tượng nhắm đến của chúng tôi gồm: 

Đào tạo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho startup: Cung cấp các công cụ và kiến thức của khởi nghiệp tinh gọn, tư duy thiết kế giúp kiểm chứng ý tưởng, mô hình kinh doanh và các công việc cần thiết để hoàn thiện mô hình kinh doanh và thương mại hóa sản phẩm 
Đào tạo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp: Cung cấp cho lãnh đạo doanh nghiệp tư duy và công cụ để đổi mới sáng tạo, phát triển sản phẩm, dịch vụ, dự án mới theo tinh thần của khởi nghiệp tinh gọn. 
Đào tạo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong trường đại học: Đào tạo giảng viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cung cấp cho các giảng viên những công cụ để lồng ghép vào việc giảng dạy và phát triển những chương trình đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở đơn vị mình. 
Đào tạo cho các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp: Đào tạo người đào tạo- Đào tạo Huấn luyện viên ĐMST - Người phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp 
3 năm qua, các chuyên gia của KisStartup đã cùng trải nghiệm, nâng cao năng lực và phát triển hoạt động Đào tạo người đào tạo khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; Đào tạo Huấn luyện viên cho khởi nghiệp và các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và đào tạo. Nhờ đó, chúng tôi tự tin  tiếp tục xây dựng đội ngũ với những người trẻ giàu trải nghiệm và mong muốn hoàn thiện thêm những kỹ năng mới. 

Học viên tốt nghiệp các khóa học của chúng tôi có thể trở thành huấn luyện viên cho các dự án khởi nghiệp/kinh doanh hoặc tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc tham gia đào tạo và phát triển các dự án xây dựng năng lực cho khởi nghiệp.

Đào tạo người đào tạo (Training of the trainers)

  • Đối tượng: Học viên mong muốn trở thành: 
  • Nhà đào tạo chuyên nghiệp về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
  • Giảng viên đại học/cao đẳng giảng dạy về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

Nội dung đào tạo:  

+ Tư duy, các công cụ và kỹ thuật của khởi nghiệp tinh gọn
+ Phương pháp giảng dạy khởi nghiệp 
+ Thực hành các công cụ và giảng dạy

Đảm bảo chất lượng: Để duy trì việc được công nhận TOT bởi KisStartup, bạn phải đảm bảo số giờ giảng dạy trong 1 năm và được học viên đánh giá NPS>5% 

Đào tạo HLV Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo (Innovation& Startup Coach)

Đối tượng: Học viên mong muốn trở thành:

  • Các huấn luyện viên cho khởi nghiệp
  • Các chuyên gia đổi mới sáng tạo trong khởi nghiệp
  • Các chuyên gia đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp

Nội dung đào tạo: 
+ Công cụ, của khởi nghiệp tinh gọn
+ Kỹ năng huấn luyện khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
+ Thực hành trực tiếp với các dự án khởi nghiệp
Đảm bảo chất lượng: Để duy trì việc được công nhận HLV Khởi nghiệp & Đổi mới sáng tạo bởi KisStartup, bạn phải đảm bảo số giờ huấn luyện 1 năm và được doanh nghiệp đánh giá NPS>5%
Đào tạo người phát triển trong Hệ sinh thái khởi nghiệp (Ecosystem Players)
Đối tượng: Những người phát triển vườn ươm/tăng tốc khởi nghiệp
Nội dung đào tạo: Kiến thức về đầu tư, cố vấn khởi nghiệp và phát triển chương trình cố vấn khởi nghiệp

Một số khách hàng đã làm việc với chúng tôi

  • Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Học viện Phụ nữ
  • Gameloft Việt Nam
  • WISE 
  • SHTP-IC
  • ADB
  • UNDP
  • Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
  • IPP
  • VCCI
  • Văn phòng đề án 844

Một số học viên đã tốt nghiệp các khóa TOT; Innovation Coach, Ecosystem Players CỦA KISSTARTUP:

  • Lữ Thị Thu Trang, Giảng viên Đại học Ngoại thương
  • Nguyễn Thị Hạnh, Giảng viên Đại học Ngoại thương
  • Phạm Thu Nga, Tư vấn Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ, Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội
  • Nguyễn An Nhàn, Luật sư & Tư vấn, Quản lý & Đồng sáng lập CoPlus - Huế
  • Nguyễn Đăng Khoa, Giảng viên Trường Cao Đẳng Công nghiệp Huế (HueIC)
  • Nguyễn Thanh Phương, Đồng sáng lập Fablab HàNội.
  • Nguyễn Thị Hà Thanh - Giám đốc Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo Doanh nghiệp (NIIC)- Đại học Nguyễn Tất Thành – Tp. HCM
  • Nguyễn Thanh Phương – Trưởng bộ môn Quản trị Nguồn nhân lực & Văn phòng. Khoa Quản trị Kinh Doanh - Đại học Nguyễn Tất Thành – Tp. HCM
  • Bùi Văn Thời, Phó Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh - Đại học Nguyễn Tất Thành – Tp. HCM
  • Nguyễn Việt An. Transfer of Technology office. Bộ Khoa học Công nghệ
  • Nguyễn Thị Lệ Giang. Cục Phát triển thị trường. Bộ Khoa học Công nghệ
  • Từ Minh Hiệu. Cục Phát triển thị trường. Bộ Khoa học Công nghệ
  • Phạm Thanh Hằng. Giảng viên Đại học Hà Nội. Giám đốc Trung tâm Hằng Mun IELTS
Tác giả: 
Nguồn : Kisstartup

Chuỗi bài viết: Thất bại tinh gọn: Đi tìm lợi thế cạnh tranh khó bắt chước nhất

CHUỖI BÀI VIẾT  “THẤT BẠI TINH GỌN”

Có ai đó nói rằng, khi bạn thành công thì mọi thứ trong quá trình bạn tạo ra nó đều có thể trở thành bài học thành công cho những người khác, nhưng khi bạn thất bại, chắc chắn không thể mọi việc bạn làm đều sai, nhất định phải có những vấn đề mang tính căn bản và sai nhiều hơn những phần khác. Chúng tôi quyết định giới thiệu chuỗi bài viết “Thất bại tinh gọn” vì trong suốt quá trình làm việc với khởi nghiệp sáng tạo, tôi nhận thấy, rất nhiều các chủ doanh nghiệp, các nhà khởi sự kinh doanh luôn tràn trề năng lượng để bắt đầu lại, mọi thất bại đều dần quen nhưng lại rất ít ngồi một cách nghiêm túc để nhìn nhận lại thất bại. Truyền thông đưa quá nhiều câu chuyện thành công với những kết thúc có hậu, nhưng lại ít người dùng lăng kính khác để nhìn nhận về thất bại đó và để học ra những điều có ích cho hoặc thành công, hoặc thất bại lần sau và cho cả những người khác.

Chúng tôi cũng không phải là những người đầu tiên thúc đẩy tinh thần học hỏi từ thất bại tại Việt Nam. Chuỗi sự kiện FailSmart của hai sáng lập Phan Đình Tuấn Anh và Nguyễn Tiến Trung trong suốt hơn hai năm qua với sáu chương trình đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng để học hỏi nhiều hơn từ chính thất bại của mình và người khác. Chuỗi bài viết “thất bại tinh gọn” sử dụng cách tiếp cận khác để học hỏi từ thất bại. Với phương pháp của Khởi nghiệp tinh gọn và những công cụ có liên quan chúng tôi sẽ sử dụng để phân tích những mô hình kinh doanh theo đuổi đổi mới sáng tạo này và chỉ ra điểm mấu chốt trong mô hình kinh doanh dẫn đến thất bại.  

Chúng tôi cũng may mắn được tiếp cận với những trường hợp nghiên cứu mà người chủ doanh nghiệp sẵn sàng cởi mở để chia sẻ về những thất bại và giúp chúng tôi có những thông tin chính xác để mổ xẻ thất bại đó. Trong một số trường hợp, chủ doanh nghiệp chấp nhận thất bại chính là do anh/chị đã có tiếp xúc với khởi nghiệp tinh gọn. Số khác thì không hẳn như vậy. Song điểm chung trong mong muốn của họ cũng như của chúng tôi không phải là để bạn đừng lặp lại những thất bại như của họ vì sẽ không có một câu chuyện nào giống câu chuyện nào. Chỉ mong bạn hãy tham khảo cách tiếp cận này để soi chiếu lại những gì mình đang làm và từ đó viết nên những thất bại đáng học với quy mô nhỏ của mình để tiến đến những thành công lớn trong tương lai.



Trên thị trường, cũng đang có nhiều công ty cung cấp giải pháp toàn diện trồng rau trên sân thượng.

Đi tìm lợi thế cạnh tranh khó bắt chước nhất

Tháp trồng rau thông minh là một dự án mới của Phan Xuân Biên, đồng sáng lập của một công ty đã đi vào hoạt động trong mảng thời trang. Xuất phát từ nhu cầu có rau sạch cho cháu nhỏ trong gia đình, Biên quyết định tạo ra một mô hình trồng rau sạch tại nhà và phát triển nó thành một công ty mới.

Mô hình của Biên là một tháp trồng rau được thiết kế nhỏ gọn vừa với mọi không gian trong nhà, dễ dàng tháo lắp di chuyển, có sẵn dụng cụ và phân bón, đồng thời tối ưu hóa công sức và thời gian chăm sóc. Một giải pháp toàn diện như vậy vừa giải quyết được vấn đề an toàn thực phẩm đang nhức nhối, vừa nắm bắt được trào lưu và tâm lý của những người dân thành thị muốn trồng rau “tự cung tự cấp” cho gia đình trên ban công và sân thượng nhà mình.  

Biên nhanh chóng có khách hàng đặt, kể cả các đại lý nông nghiệp từ các tỉnh ngoài và phía cung cấp vật tư để sản xuất cũng ổn định. Thậm chí dự án còn có người mở lời đầu tư. Với những bằng chứng rõ ràng như vậy, không có lý do gì Biên không tin tưởng vào sự thành công của mình nhưng anh đã đóng cửa dự án sau khi trăn trở về khả năng nhân rộng của nó. 

Xây dựng – Đo lường – Học hỏi dựa trên phát triển khách hàng, mô hình tinh gọn và liên tục xem lại mô hình kinh doanh

Với mong muốn trả lời chính xác câu hỏi có nên tiếp tục dự án hay không trước khi thực sự đầu tư toàn bộ thời gian, công sức và nhận vốn, chủ dự án đồng ý cùng chúng tôi tiến hành cùng một số bước xây dựng, đo lường, học hỏi để hoàn thiện mô hình kinh doanh tinh gọn nhằm tiếp cận tốt hơn với nhà đầu tư. Để làm được điều đó, Biên phải xác định lại một cách rõ ràng ba nội dung sau: Phân khúc khách hàng nhắm tới, những vấn đề của xã hội mà dự án đang cố gắng giải quyết (ba vấn đề lớn nhất); Ba tính năng nổi bật nhất của giải pháp; Giá trị độc đáo nhất của giải pháp/sản phẩm/dịch vụ; Lợi thế cạnh tranh vượt trội của dự án; Những thang đo quan trọng về khả năng thành công của dự án; Các kênh phân phối sản phẩm và thông tin với khách hàng; doanh thu và chi phí. Những thử nghiệm được tiến hành liên tục cùng với những giả định được đưa ra và phỏng vấn với khách hàng, đối tác, gặp gỡ chuyên gia. Sau ba tháng, dự án vướng mắc nhất ở những vấn đề sau:

Một vài câu hỏi để bạn tham khảo: 

- Đâu là lợi thế cạnh tranh không bắt chước được của sản phẩm dịch vụ của bạn?

- Dòng doanh thu của bạn gồm những gì?

- Dòng chi phí của bạn gồm những gì? (bạn đã tính lương và thời gian của bạn vào đó chưa?)

- Bạn đã thực sự hỏi khách hàng thực sự thích gì ở sản phẩm dịch vụ của bạn chưa? - Đó có phải là những thứ bạn chủ đích cung cấp ban đầu không?

- Những con số nào giúp bạn tự tin đi tiếp? Những con số nào khiến bạn tin rằng nên dừng lại?

Không thể tìm được lợi thế cạnh tranh vượt trội, bền vững mà không ai bắt chước được: Sau khi làm việc với chuyên gia về sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhận ra rằng, chậu trồng rau và tháp trồng rau của mình chỉ là một phiên bản tương đối giống so với những phát minh đã đươc bảo hộ trên thế giới. Điều đó có nghĩa là sản phẩm chưa đủ tính mới để được bảo vệ bởi pháp luật.

Điều khách hàng thích nhất ở sản phẩm lại không nằm trong những giá trị mà doanh nghiệp muốn mang lại cho họ. Hóa ra, khách hàng mua và truyền bá về sản phẩm cho người khác là vì họ thích được trò chuyện và quý mến nhân viên hướng dẫn trồng cây.

Thời gian chưa bao giờ được quy đổi ra chi phí trong doanh nghiệp này: Thời gian chăm sóc khách hàng của chủ doanh nghiệp quá lớn dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp không thể mở rộng quy mô và việc đào tạo nhân viên chắc chắn sẽ gặp khó khăn.


Tháp và chậu trồng cây của Phan Xuân Biên.

Phân khúc khách hàng nhắm tới quá nhỏ: Sau khi tiến hành các thử nghiệm với nhiều nhóm người khác nhau, doanh nghiệp nhận ra rằng, đúng là khách hàng có nhu cầu về rau sạch, nhưng tự trồng rau để ăn chỉ là một trong số những lựa chọn của họ và có nhiều giải pháp thay thế để giải quyết vấn đề đó. Phân khúc hiện tại cần co hẹp lại ví dụ chỉ tập trung vào những người có thời gian chăm sóc rau đều đặn hằng ngày, trồng như một thú vui. Nhưng như vậy thì phân khúc nhắm tới quá nhỏ để dự án thực sự có thể triển khai trên diện rộng.

Thất bại tinh gọn

Doanh nghiệp nhận ra rằng, họ không cần một ai đó khuyên họ nên tiếp tục hay dừng lại mà phải tự trả lời lời những câu hỏi liên quan đến mô hình kinh doanh, trong đó, đặc biệt là câu hỏi: “lợi thế cạnh tranh khó bắt chước nhất” của dự án là gì?

Việc liên tục xem xét lại mô hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các quan sát, thử nghiệm cũng giúp doanh nghiệp nhận ra điểm yếu khiến mô hình kinh doanh của mình thất bại. Khi có được thông số thuyết phục, người sáng lập sẽ biết mình phải làm gì tiếp theo. Biên đã nói với chúng tôi rằng: “Tôi hoàn toàn thấy thanh thản khi đóng dự án này qua những thử nghiệm, những con số và trên hết, tôi tự nhận ra với dự án này, mình không thể đi xa hơn được do không tìm ra được một lợi thế cạnh tranh khó bắt chước nhất”.

Thực ra, việc đóng cửa một công ty không phải là một điều đáng buồn, mà với cả chủ dự án và mentor lần này, đây là một thành công vì đó là một thất bại tinh gọn, tránh được mất mát thêm về thời gian, công sức và tiền bạc trong tương lai.

--------------------
Mô hình kinh doanh tháp trồng rau:


• Phân khúc khách hàng: Các hộ gia đình tại các chung cư hoặc có diện tích trồng rau hẹp ở các thành phố lớn, đặc biệt là ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Người trồng là người thích trồng cây, không có sẵn đất.
• Giá trị mang lại cho khách hàng:
o Chi phí hợp lý: 5.500đ/ngày cho 4 người
o Rau sạch do đất sạch và người trồng tự kiểm định
o Chỉ mất 5 phút trồng và chăm sóc mỗi ngày
o THÁP TRỒNG RAU THÔNG MINH - RAU SẠCH CỦA BẠN
o Tổng diện tích trồng rau của 1 tháp là 3m2
o Tiết kiệm không gian: chỉ cần 1m2 sàn là đặt được 1 tháp
o Có thể di chuyển, xoay tròn để ánh nắng chiếu đều cả tháp
o Có thể tháo rời thuận tiện khi bạn chuyển nhà
o Mỗi tháp gồm 36 chậu kích thước 21x21cm có thể tháo xuống lắp lên thuận tiện khi trồng
o Trồng được tất cả các loại rau, củ, quả (trừ các loại thân quá lớn)
o Bảo hành 2 năm, tháp làm bằng nhựa nguyên sinh màu trắng không độc hại, độ bền 6 - 10 năm
o Miễn phí vận chuyển toàn quốc
• Kênh:
o Facebook: giới thiệu sản phẩm dịch vụ và đặt hàng
o Website: giới thiệu sản phẩm dịch vụ và đặt hàng
o Điện thoại: tư vấn, giao dịch, xử lý đơn đặt hàng và chăm sóc khách hàng
o Online: Tư vấn, chăm sóc sau bán hàng
o Trực tiếp: gặp khách hàng tư vấn cách trồng, chăm rau
• Quan hệ với khách hàng
o Trực tuyến: bán hàng, chăm sóc, tư vấn
o Trực tiếp : Bảo hành
• Dòng doanh thu
o Bán sản phẩm
o Bán đất trồng cây
• Hoạt động chính:
o Marketing để bán hàng
o Đặt hàng đối tác sản xuất chậu
o Giao hàng và hướng dẫn khách hàng
o Bảo hành cho khách hàng
• Nguồn lực chính
o Tài chính: Công ty trước có nguồn doanh thu ổn định có thể hỗ trợ cho dự án mới
o Nguồn nhân lực: Đội ngũ sales: khả năng bán hàng tốt
• Đối tác chính
o Đơn vị sản xuất chậu và giá theo đơn đặt hàng
o Đơn vị sản xuất đất theo đơn đặt hàng
• Chi phí chính
o Chi phí sản xuất
o Chi phí marketing (chạy quảng cáo Facebook)

Nguồn: http://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Di-tim-loi-the-canh-tranh-kho-bat-chuoc-nhat-12375

Tác giả: 
Nguyễn Đặng Tuấn Minh – Quản lý & Đồng sáng lập KisStartup

Hoa Yêu Thương – Ví dụ về “Cốc nước chanh thơm ngon” (dưới góc nhìn tư duy hướng tới hiệu quả)

Phân tích & Giới thiêu: Mai Phạm – Điều phối mạng lưới & truyền thông tại KisStartup

Nhắc đến Hoa Yêu Thương báo chí hay nhắc đến ông chủ Hoa Yêu Thương với cụm từ “Kỹ sư công nghệ thông tin đi bán hoa tươi”. Dưới góc nhìn của báo chí, sự thành công hiện nay của Hoa Yêu Thương là đi lên từ những chuỗi ngày dài khó khăn gian khổ và sự phấn đấu phát triển không ngừng. Nhưng tôi muốn nhiều hơn thế nữa, đi sâu hơn nữa về thành công và những thứ nằm sau đó dưới góc nhìn “tư duy hướng tới hiệu quả” – effectuations

 

#Birdinhand – Một con chim trong tay còn hơn hai con chim trong bụi rậm

Kể đến đây bạn có thể nghĩ “Một kỹ sư IT đi bán hoa tươi thì lấy gì làm ưu thế điểm mạnh mà để có “con chim” trong tay?”
Tôi tìm hiểu về ông chủ Hoa Yêu Thương mới biết 8 năm trước ông bắt đầu Hoa Yêu Thương với $700 đi vay. Xuất phát là dân IT, ông lập một trang web làm “nhà” cho Hoa Yêu Thương. Gần 20 triệu đồng mà lập nghiệp với hoa thì hơi ít ỏi nên ông chọn việc dùng hoa trong nước làm nguyên liệu chứ không phải hoa ngoại. Cứ như vậy, đến nay Hoa Yêu Thương vẫn chỉ dùng hoa nội địa chứ không chọn hoa nhập khẩu như nhiều hãng điện hoa lớn khác dù nguồn vốn nay đã nhiều hơn trước. Vẫn là câu chuyện dùng nguồn lực có sẵn, những năm nay ông và đồng nghiệp cùng nhau xây dựng phần mềm và cải tiến cho “nhà” Hoa Yêu Thương thông minh hơn, tiện ích hơn.

Và đến đây liệu bạn có cùng quan điểm giống tôi rằng ông chủ Hoa Yêu Thương lúc bắt đầu khởi nghiệp dù có là một kỹ sư IT chọn con đường bán hoa tươi thì vẫn tìm ra thế mạnh, nguồn lực và đã tận dụng được “con chim trong tay mình”.

Ông chủ Hoa Yêu Thương – Nguôn: Sưu tầm

#Lemonade – Đời cho ta một trái chanh chua thì hãy biến nó thành cốc nước chanh thơm ngon

Tận dụng nguồn lực sẵn có nhưng vẫn chưa đủ đối với Hoa Yêu Thương. Đến giờ là 8 năm tồn tại nhưng 5 năm đầu Hoa Yêu Thương vẫn sống vật vã. Đã có lúc doanh thu lên tới 900 triệu mà vẫn lỗ. Nghe thì thật không tưởng nhưng thực sự việc bán hoa trực tuyến rủi ro cao sẽ rơi vào việc hoa bị tồn kho mà lại không để được lâu.

5  năm vật vã đó đã khiến ông chủ của hãng phải đổi mình liên tục, phải nâng cấp trang web không ngừng. Nhờ những kinh nghiệm tích luỹ đó mà đến nay Hoa Yêu Thương mới có một hệ thống bán hàng chuyên nghiệp và thông minh giúp xử lý quy trình của một đơn hàng, tính toán chính xác thời gian, quãng đường đi để giao hoa đúng giờ, có thể dự báo số đơn hàng bán ra để có thể chuẩn bị đủ lượng hoa, bố trí nhân sự hợp lý. Điểm đặc biệt là hệ thống thông minh này sử dụng dữ liệu đầu vào là các yếu tố về kinh nghiệm, thời tiết, phong thủy, thông tin khách hàng được tích luỹ qua các năm để phân tích. Nhờ vậy mà giảm thiểu 20-30% nhân sự vào các khâu không cần thiết. “Trái chanh chua” mà Hoa Yêu Thương nhận được giờ đã thành “Cốc nước chanh thơm ngon” và lại còn  nhận được thêm “viên đường” – vốn đầu tư 1 triệu đô từ Greenwings

 

#Pilotintheplane – Kiến tạo tương lai

Một kỹ sư IT bỏ nghề đi bán hoa tươi, từng phải tự mình làm hết từ mua hoa, cắm hoa cho đến giao hàng, từng phải cầm cố đồ đạc để sinh tồn nhưng suốt 8 năm qua vẫn cố giữ cho Hoa Yêu Thương tồn tại và phát triển. Kỹ sư IT ấy vẫn hướng về tương lai, vẫn giữ vừng niềm tin về dịch vụ của mình và vẫn mơ về một giấc mơ đưa xây dựng hệ thống sinh thái cho ngành hoa tươi Việt Nam.
Đột nhiên làm tôi nghĩ đến một câu: “Forget all the reasons why it won’t work and believe the one reason why it will.” – “Hãy quên hết những lý do khiến nó thất bại và hãy tin vào dù chỉ một lý do khiến nó thành công”

Nguồn: KisStartup

Blog do những Sáng lập & Đội ngũ tại KisStartup viết và giới thiệu tới bạn. Rất mong nhận được phản hồi, chia sẻ của bạn đọc. Nếu trích dẫn, xin bạn lưu ý chỉ rõ nguồn và tác giả để tôn trọng những nỗ lực của chúng tôi. Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại : http://www.kisstartup.com

Bình luận - Sự kiệnKIẾN THỨC CHO GIẢNG DẠY KHỞI NGHIỆP & ĐỔI MỚI SÁNG TẠOKIẾN THỨC CHO STARTUPTư duy khởi nghiệpTags 

Tác giả: 
KisStartup